Cách làm giò thủ của cô Ba| Tổng hợp các công thức làm món giò thủ

Cách làm giò thủ của cô Ba| Tổng hợp các công thức làm món giò thủ

Món giò thủ tai heo thơm ngon, tiện dụng. Giò thủ thường hay xuất hiện trong đĩa bát bửu khai vị của các bữa tiệc. Hôm nay Bếp Tâm sẽ chia sẻ với các bạn công thức làm món giò thủ dai ngon, dễ dàng cắt theo ý muốn để có thể nhâm nhi ngày Tết.

I. Công thức làm giò thủ của cô Ba

Món giò thủ làm theo công thức của cô Ba là sự kết hợp giữa độ giòn của tay heo, mũi heo với vị bùi bùi của lưỡi heo, vị béo béo của mỡ hoà vào vị cay cay của tiêu hạt làm kích thích vị giác khiến thực khách ngon miệng vào không bị ngán. Món giò thủ của cô Ba mà ăn kèm với củ kiệu ngày Tết thì còn gì bằng.

1. Nguyên liệu làm giò thủ của công Ba

Stt Nguyên liệu Số lượng
1 Lỗ tay heo 1 cái 1-1,2kg
2 Mũi heo 1 cái 200 gram
3 Lưỡi heo 1 cái 400 gram
4 Đường 2 muỗng cafe
5 Muối 2 muỗng café
6 Tiêu hạt rang 2 muỗng canh
7 Hạt nêm 1 muỗng canh
8 Bột ngọt 1 muỗng café
9 Nước mắm 2 muỗng canh
10 Gừng 1 nhánh nhỏ
11 Hành tây 1 củ
12 Nấm mèo khô 15 gram
13 Hành tím 5 củ
14 Lá chuối
15 Dây buộc
16 Khuôn ép

2. Cách làm giò thủ của cô Ba

– Bước 1: Sơ chế lỗ tai, lưỡi và mũi heo
Bước 1: Sơ chế lỗ tai, mũi và lưỡi heo

Bước 1: Sơ chế lỗ tai, mũi và lưỡi heo

Cho 1 lít nước sạch vào thau, sau đó cho vào 1 muỗi canh muối và 2 muỗng canh giấm. Cho lỗ tai, mũi heo vào ngâm trong 20 phút. Sau đó vớt ra, cạo sạch phần da.

Riêng phần lưỡi heo, trụng sơ qua nước sôi. Sau đó vớt ra, dùng dao cạo thật sạch phần màng trắng bỏ đi.

– Bước 2: Sơ chế hành, tỏi, và nấm mèo
Bước 2: Giã nhuyễn lấy nước hành tỏi và cắt nấm mèo

Bước 2: Giã nhuyễn lấy nước hành tỏi và cắt nấm mèo

Phần hành tím và tỏi đem đi giã nhuyễn, vắt lấy phần nước, bỏ phần xác. Nấm mèo đem ngâm cho mềm, sau đó đem đi cắt sợi to, sau đó đem ướp với 1 muỗng café nước hành tỏi, 1 muỗng café đường, 1 muỗng café hạt nêm.

– Bước 3: Luộc lỗ tai, mũi và lưỡi heo
Luộc lỗ tai, mũi và lưỡi heo

Luộc lỗ tai, mũi và lưỡi heo

Chuẩn bị 1 cái nồi, cho vào 1 lít nước, thêm 1 muỗng café muối, 1 củ hành tây và củ gừng đập dập vào, cho lỗ tai với mũi heo đã cạo sạch vào luộc. Cho lỗ tay heo vào lúc nước còn nguội để lỗ tai heo không bị thêm và giúp thịt chín từ từ.

Luộc 15 phút tính từ lúc nước sôi cho thịt vừa chín tới là được.

Riêng phần lưỡi heo, khi luộc lỗ tai và mũi heo 10 phút thì mới cho phần lưỡi heo vào, luộc 5 phút là được. Chỉ cần lưỡi heo cứng lại để dễ định hình khi cắt, không luộc quá chín phần lưỡi heo sẽ làm mất đi độ ngọt và độ giòn của lưỡi.

Chuẩn bị sẵn 1 thau nước đó, sau đó vớt phần thịt luộc ra, cho vào thau nước đá.

– Bước 4: Cắt lỗ tai, mũi, lưỡi heo và ướp
Cắt nguyên và ướp nguyên liệu

Cắt nguyên và ướp nguyên liệu

Sau khi thịt đã nguội, lấy thịt ra và cắt thành từng miếng mỏng cỡ 0.5m, không quá mỏng cũng không quá dày. Cắt hết lỗ tai, mũi và lưỡi heo, sau đó cho vào thau, ướp với các nguyên liệu.

Nguyên liệu để ướp với 1,2kg lỗ tai + 200gr mũi heo + 400 gram lưỡi heo gồm:

1,5 muỗng canh đường
Nửa muỗng canh muối
1 muỗng canh hạt nêm
1 muỗng café bột ngọt
2 muỗng canh nước mắm
1 muỗng canh nước hành tỏi
2 muỗng canh hạt tiêu rang (cho vào sau khi đã xào thịt)
15g nấm mèo khô

Trộn tất cả các nguyên liệu lên, sau đó để 30 phút cho nguyên liệu thấm với gia vị.

– Bước 5: Xào nguyên liệu
Xào nguyên liệu

Xào nguyên liệu

Sau khi đã ướp được 30 phút thì đem nguyên liệu đi xào. Cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo, thêm chút tỏi băm, đun nóng chảo ở lửa nhỏ, sau đó cho phần thịt đã ướp vào xào. Bật lửa lớn lên, xào đến khi phần thịt xuất hiện 1 lớp galatin sền sệt thì hạ lửa nhỏ và xào thêm 15 phút. Sau đó cho phần nấm mèo vào, xào thêm 5 phút. Cho 2 muỗng café tiêu rang vào và tắt bếp.

– Bước 6: Quấn chả giò thủ
Quấn giò thủ

Quấn giò thủ

Có 2 cách làm là dùng khuôn ép hoặc ép tay.

Các bạn cho 1 lớp lá chuối vào mặt trong khuôn ép, sau đó cho phần thịt đã xào vào, ép chặt lại, cách 5 phút lại vặn xuống cho chả chặt hơn.

Với cách làm thủ công bằng tay, các bạn cho nguyên liệu vào bao nilon chịu nhiệt, sao đó dùng tăm chọc những lỗ nhỏ để thoát khi. Quấn thì hình trụ, dùng lá chuối bọc xung quanh, lấy dây buộc chặt lại thành từng đoạn. Giò quấn thật chặt thì khi ăn mới giòn và ngon.

Thành phẩm giò thủ của cô Ba

Thành phẩm giò thủ của cô Ba

Giò thủ sau khi bọc lá chuối cần để bên ngoài thật nguội rồi mới cho vào ngăn lạnh để bảo quản. Sau khi bỏ vào tủ lạnh 4 tiếng là có thể mang ra dùng được.

Trên đây là cách làm giò thủ của cô Ba, món giò thủ này vừa ăn, rất dai và hợp vị. Món giò thủ các bạn có thể ăn kèm với củ kiệu, dưa giá, dưa cải muối. Ngày Tết chỉ cần vài miếng giò thủ là đã có mồi để nhâm nhi vài lon bia rồi. Các bạn lưu công thức này để dùng nhé!

>>Xem thêm: Cách làm thịt kho Tàu ăn Tết

Cách làm trứng gà nướng ai ăn cũng thích| Tự làm trứng gà nướng tại nhà

Cách làm trứng gà nướng ai ăn cũng thích| Tự làm trứng gà nướng tại nhà

Trứng gà nướng ăn kèm với chút rau râm, chấm với muối tiêu chanh thì ngon khỏi phải nói. Đây cũng là món ăn vặt dễ tìm thấy ở các cung đường của thành phố vào buổi tối. Nếu bạn muốn ăn trứng gà nướng mà không ra ngoài mua được thì hôm nay cùng Bếp Tâm học cách làm trứng gà nướng tại nhà nhé!

I. Cách làm trứng gà nướng của cô Hai

1. Nguyên liệu làm trứng gà nướng

Stt

Nguyên liệu

Số lượng

1 Trứng gà 10 trứng
2 Tắc (quất) 3 trái
3 Rau râm 100 gram
4 Đường 1 muỗng canh
5 Muối 1 muỗng café
6 Hạt nêm ADC 1 muỗng café
7 Nước mắm cá cơm 30N của ADC 1 muỗng canh
8 Tiêu xay 1 muỗng canh

Trên đây là bảng các nguyên liệu cần có để làm món trứng nướng.

2. Cách làm trứng gà nướng của cô Hai

– Bước 1: Đập trứng gà
Bước 1: Đập trứng gà

Bước 1: Đập trứng gà

Dùng cái muỗng inox hoặc muỗng sứ nặng để đập vài cái trên vỏ trứng gà, sau đó dùng tăm chọc nhẹ là trứng sẽ thủng ngay. Đưa tăm vào bên trong khuấy vài lần cho trứng lỏng ra, sau đó đổ trứng ra tô. Làm lần lượt cho đến hết các quả trứng còn lại. Phần vỏ trứng đã làm xong đem đi rửa sạch với nước.

– Bước 2: Cách ướp trứng gà nướng
Bước 2: Ướp trứng gà

Bước 2: Ướp trứng gà

Phần trứng gà sau khi đã lấy ra khỏi vỏ, chúng ta sẽ đem đi ướp với các gia vị đã chuẩn bị. Cho vào 1 muỗng canh tiêu (có thể gia giảm lượng tiêu tuỳ khẩu vị), thêm 1 muỗng canh đường, 1 muỗng café muối, 1 muỗng café hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm vào tô trứng.

Sau khi cho hết nguyên liệu vào, dùng đôi đũa khuấy nhé (không dùng máy đánh quá mạnh) cho các nguyên liệu hoà ta đều với trứng gà. Sau khi đã đánh được khoảng 3 phút, các bạn đem đi lọc qua rây để loại bỏ phần vỏ còn sót lại.

– Bước 3: Rót trứng vào vỏ và hấp trứng
Bước 3: Cho trứng vào ly vào hấp trứng

Bước 3: Cho trứng vào ly vào hấp trứng

Chuẩn bị sẵn những cái ly nhỏ để cố định quả trứng khi hấp. Tô trứng gà sau khi đã trộn với gia vị, các bạn cho vào 1 cái ca để dễ rót vào vỏ trứng. Rót trứng gà vào từng vỏ trứng, sau đó đặt vào ly đã chuẩn bị sẵn.

Sau khi rót trứng xong, cho trứng vào nồi để hấp. Hấp trên lửa nhỏ khoảng 5 phút thì mở nắp xả hơi nước ra, cách 5 phút thì xả 1 lần, hấp 35 phút cho trứng chín (dùng tăm để thử xem trứng chín chưa, nếu bề mặt trứng không dính vào tăm là trứng đã chín).

– Bước 4: Nướng trứng
Bước 4: Nướng trứng gà

Bước 4: Nướng trứng gà

Trứng sau khi đã luộc xong, các bạn để cho nguội hoàn toàn thì mới đem đi nướng. Các bạn có thể nướng bằng bên than hoặc bếp hồng ngoại. Nếu có điều kiện dùng bếp than nướng sẽ ngon hơn. Cho trứng lên vỉ nướng, nướng đến khi vỏ trứng hơi sạm màu nâu đen là được.

Món trứng gà nướng đã hoàn thành

Món trứng gà nướng đã hoàn thành

Trứng nướng xong các bạn cho ra đĩa, chuẩn bị sẵn muối tiêu, vắt thêm chút tắt vào. Vậy là đã xong món trứng nướng rồi nhé, giờ các bạn có thể nhâm nhi món trứng với chút rau râm thơm thơm, cay cay rồi.

>>Xem thêm: Cách làm trứng ngâm tương Hàn Quốc


II. Cách làm trứng gà nướng xiên kiểu Thái

1. Nguyên liệu làm món trứng gà nướng kiểu Thái

Nguyên liệu làm món trứng gà nướng xiên kiểu Thái

Nguyên liệu làm món trứng gà nướng xiên kiểu Thái

Stt

Tên nguyên liệu

Số lượng

1 Trứng gà 9 quả
2 Rau răm ăn kèm 50 gram
3 Cây xiên que 3 cây
4 Hạt nêm 1 muỗng café
5 Đường ½ muỗng café
6 Tiêu xay ½ muỗng café
7 Nước mắm cá cơm 30N 2 muỗng café
8 Nước lọc 5 muỗng café
9 Bơm để hút trứng 1 cái lớn

Trên đây là nguyên liệu để là 9 trứng gà nướng, nếu các bạn làm với số lượng nhiều thì cứ lấy tỷ lệ đó nhân lên nhé!

2. Các bước thực hiện

– Bước 1: Lấy trứng gà ra khỏi vỏ và ướp trứng
Lấy trứng ra khỏi vỏ và ướp trứng với gia vị

Lấy trứng ra khỏi vỏ và ướp trứng với gia vị

Dùng dao nhọn chọc thủng 1 đầu trứng gà, sau đó dùng xiên que khuấy cho rã trứng ra, trút hết phần lòng trứng ra tô.

Sau khi lấy hết trứng ra, mang vỏ trứng đi rửa sạch. Còn phần trứng thì cho tất cả gia vị vào để ướp gồm: 1 muỗng café hạt nêm, ½ muỗng café đường, ½ muỗng café tiêu xay, 2 muỗng café nước mắm cá cơm 30N, 5 muỗng café nước lọc. Dùng cây đánh trứng đánh đều hỗn hợp.

– Bước 2: Bơm trứng vào vỏ trứng và hấp trứng
Bơm trứng vào vỏ trứng và hấp trứng

Bơm trứng vào vỏ trứng và hấp trứng

Chuẩn bị sẵn 9 cái ly nhỏ. Trứng sau khi đã đánh và lọc xong, dùng ống bơm bơm trứng đầy vào phần vỏ trứng đã rửa sạch. Nếu không có đồ bơm, bạn có thể dùng cái ca có mũi nhọn hoặc bỏ vào 1 cái chai rồi cho trứng vào từng vỏ trứng. Sau khi cho trứng đầy vỏ thì đặt trứng lên ly, tránh làm trứng bị chảy ra ngoài.

Cho từng ly trứng vào xửng hấp, hấp cách thuỷ trong 30 phút.

– Bước 3: Xiên trứng vào que và nướng trứng
Xiên trứng vào tăm và nướng trứng

Xiên trứng vào tăm và nướng trứng

Trứng sau khi đã hấp sẽ có những phần bị nở dư ra, dùng dao cắt bỏ những phần này. Sau đó khoét 1 lỗ nhỏ ở đầu còn lại của trứng, dùng xiên xiên qua trứng, mỗi xiên chúng ta xiên 3 quả trứng.

Thành phẩm món trứng gà nướng xiên kiểu Thái

Thành phẩm món trứng gà nướng xiên kiểu Thái

Chuẩn bị sẵn 1 bếp than để nướng trứng. Sau khi xiên trứng xong, cho lên vỉ để nứng. Nướng đến khi nào vỏ trứng đổi màu hơi cháy xén là được. Sau đó cho trứng ra đĩa và thưởng thức ngay lúc còn nóng.

Trên đây là 2 cách làm trứng gà nướng bạn có thể tham khảo. Cách làm đầu tiên sẽ cho ra loại trứng gà nướng có hương vị đậm đà hơn do dùng nhiều gia vị. Ở cách làm thứ 2 thì người lại. Món trứng gà nướng ở cách làm thứ 2 xốp hơn cách làm thứ nhất. Tuỳ vào khẩu vị, sở thích mà các bạn lựa chọn cách làm phù hợp với bản thân nhé!

>>Xem thêm: Cách làm móm Tôm sốt Thái siêu ngon

Cách làm kim chi cải thảo Hàn Quốc| Công thức làm kim chi cải thảo gia truyền

Cách làm kim chi cải thảo Hàn Quốc| Công thức làm kim chi cải thảo gia truyền

Món kim chi cải thảo thơm ngon hấp dẫn chắc các bạn ai cũng biết rồi đúng không. Hôm nay Bếp Tâm sẽ chia sẻ cách làm kim chi cải thảo cực ngon mà không phải ai cũng biết cho các bạn nè. Cùng vào bếp làm món kim chi cải thảo thôi nào!

I. Cách làm kim chi cải thảo để bán của Dì Hai

Món kim chi cải thảo của Dì Hai làm các bạn có thể dùng ăn chai hay ăn mặn đều được.

1. Công thức làm kim chi cải thảo của Dì Hai

Stt

Nguyên liệu

Số lượng

1 Cải thảo Đà Lạt 3 kg
2 Muối hạt giã nhuyễn 150gr
3 Củ cải trắng (1 củ) 200gr
4 Cà rốt (1 củ) 150gr
5 Hành lá 70gr
6 Hẹ 70gr
Stt Nguyên liệu làm sốt ướp Số lượng
1 Táo 250gr
2 Củ cải trắng 100gr
3 Hành tây 100gr
4 Ớt 100gr
5 Tỏi 50gr
6 Gừng tươi 50gr
7 Đường 300gr
8 Cơm chín 150gr
9 Tương ớt lên men Tam’s của ADC 100gr
10 Nước mắm chay 70gr
11 Ớt bột 70gr

Trên đây là các nguyên liệu làm món kim chi cải thảo chay mặn đều dùng được. Ngoài các nguyên liệu ở trên, các bạn cần chuẩn bị sẵn đồ đựng để ướp kim chi.

2. Cách làm kim chi cải thảo

– Bước 1: Sơ chế cải thảo
Bước 1: Sơ chế cải thảo

Bước 1: Sơ chế cải thảo

Cải thảo làm kim chi là những bắp cải săn chắc, nặng tay. Cải thảo sau khi mua về, các bạn dùng dao cắt đôi cỡ nửa bắp, sau đó tách cải thảo làm đôi. Cho muối hạt vào từng bẹ cải. Ở cách làm này, để cho cải  thảo giòn và ngon hơn, chúng ta sẽ không ngâm cải thảo với nước muối mà thay vào đó, chúng ta cho muối vào cải. Sau đó để trong vòng 2-3 tiếng cho cải dịu lại và mất nước đi. Sau khi ngâm cải thảo 2-3 tiếng, lúc này cải đã mềm ra, các bạn đem đi rửa sạch với nước, sau đó cho ra rổ cho ráo nước.

– Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Hành và hẹ các bạn lột vỏ, rửa sạch sau đó cắt thành từng khúc nhỏ. Cà rốt bàu sạch vỏ, cắt khoanh sau đó cắt sợi. Củ cải trắng lấy 1 nửa cắt sợi, chừa lại 1 nửa (băm nhỏ để xíu bỏ vô cối xay). Các nguyên liệu đã cắt xong cho vào 1 cái rổ, sau đó để ở ngoài nắng 3- phút cho ráo nước hoặc để trước quạt gió nếu không có nắng.

Tỏi lột sạch vỏ, hành tây lột sạch vỏ, cắt nhỏ, táo rửa sạch, cắt nhỏ. Ớt sừng rọc bỏ hạt, chỉ lấy phần vỏ. Gừng gọt vỏ, cắt lát nhỏ.

– Bước 3: Làm sốt kim chi
Bước 3: Làm sốt ướp kim chi

Bước 3: Làm sốt ướp kim chi

Chuẩn bị 1 cối xay sinh tố, sau đó cho các nguyên liệu vào, gồm: 50 gram tỏi (nếu ăn chay trường có thể không dùng tỏi), 250 gram táo đã cắt nhỏ, 100 gram củ cải trắng chừa lại lúc nãy, 100 gram hành Tây, 100 gram ớt sừng, 50 gram gừng đã cắt lát, 300 gram đường, 70 gram nước mắm chay, 150 gram cơm, 100 gram tương ớt lên men. Bật máy và xay nhuyễn hỗn hợp trên. Sau khi xay nhuyễn các bạn nên nêm nếm xem vừa ăn chưa.

– Bước 4: Ướp kim chi cải thảo
Bước 4: Ướp kim chi cải thảo

Bước 4: Ướp kim chi cải thảo

Cho phần ớt bột Hàn Quốc đã chuẩn bị vào phần nước sốt đã xay. Sau đó trộn đều hỗn hợp lên.

Phần cải thảo để nãy giờ đã ráo nước, các bạn đem vào để ướp kim chi. Cho sốt kim chi lên từng bẹ cải, làm thật đều vào cho đủ sốt lên tất cả các bẹ cải.

Sau khi thoa đều sốt lên cải thì gấp cải làm đôi lại, sau đó cho vào khai đựng để lên men kim chi. Để ở nhiệt độ thường 36 tiếng cho kim chi lên men. Lúc này đã có thể ăn được, sau kim chi đã lên men, nếu ăn 1 lần không hết, các bạn bảo quản trong ngăn mắt tủ lạnh để dùng dần.

>>Xem thêm: Mua kim chi cải Thảo ở đâu?

II. Cách làm kim chi cải thảo ăn Tết của cô Ba

Món kim chi cải thảo của cô Ba là có màu sắc sặc sỡ, hương vị đặc trưng, món này rất thích hợp để ăn trong những ngày Tết. Cùng xem cách làm kim chi cải thảo của cô Ba nào!

1. Các nguyên liệu cần chuẩn bị

Nguyên liệu làm kim chi của cô Ba

Nguyên liệu làm kim chi của cô Ba

Stt Nguyên liệu

Số lượng

1 Cải thảo 2 ký
2 Gạo 1 nắm tay
3 Cà rốt 1 củ (150g)
4 Ớt sừng trái to 6 trái
5 Gừng 100g
6 Tỏi 3 củ tỏi
7 1 trái to
8 Hành, hẹ Mỗi loại 100g
9 Mè rang 70g

2. Cách bước thực hiện

– Bước 1: Nấu cháo và sơ chế cải thảo
Sơ chế cải thảo

Sơ chế cải thảo

Lấy nắm gạo cho vào nồi, vo sạch, sau đó cho vào 3 chén nước. Đem đi nấu cháo cho thật đặc.

Cải thảo đem cắt dọc phần đầu, sau đó tách ra làm 4 phần. Với 2 ký cải thảo chúng ta dùng 300g muối hạt. Muối hạt sau khi mua về các bạn cần đâm nhuyễn ra. Cho 1/3 lượng muối hạt vào thao, sau đó cho vào khoảng 1 lít nước để hoà tan muối. Lấy từng phần cải thảo đã cắt cho vào thau, sau đó tát nước lên để nước muối thấm vào cải. Sau đó dùng phần muối hạt còn lại rắc lên từng bẹ cải. Bỏ cải trở lại vô thau nước, dùng thớt dằn lên cho cải ngấm nước. Ướp khoảng 5-6 tiếng. Sau đó vớt cải ra, rửa sạch với nước (rửa 3 lần nước).

– Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Cắt cà rốt, hành, hẹ và táo

Cắt cà rốt, hành, hẹ và táo

Củ cả rốt gọt vỏ, sau đó cắt thành từng sợi nhỏ. Ớt rạch bỏ phần hạt, chỉ lấy phần ruột. Hành, hẹ lột bỏ phần vỏ hư và cắt thành từng khúc dài khoảng 5cm. Lê cắt hạt lựu. Gừng cắt sợi nhỏ.

– Bước 3: Cách làm nước sốt kim chi
Làm sốt kim chi

Làm sốt kim chi

Nguyên liệu làm nước sốt kim chi của cô Ba gồm: 50g ớt bột + 100 gram tỏi + 100g gừng + 200g nước mắm cá cơm 30N + 200g lê + 300g cháo đặc + 300g đường + 150g tương ớt + 100g ớt + 1 muỗng canh dầu mè + 50g hành tây.

Cho đường và nước mắm vào nồi, nấu cho tan đường tan hết là được. Để nước mắm đường nguội hẳn thì cho vào cối xay. Cho tất cả các nguyên liệu còn lại vào cối xay. Xay nhuyễn hỗn hợp trên. Thành phẩm sẽ là loại nước sốt sánh mịn, vị đậm đà, vừa ăn.

– Bước 4: Cách ướp kim chi
Ướp kim chi

Ướp kim chi

Cho nước sốt ra thau, sau đó cho cà rốt, hành, hẹ và nửa chén mè rang vào. Sau đó trộn đều hỗn hợp cho các gia vị hoà lẫn vào nhau. Phần cải thảo đã rửa sạch và để thật ráo nước rồi, giờ các bạn thoa phần nước sốt đều lên các bẹ cải. Sau đó cho cải vào khay để bảo quản. Đậy nắp khay lại, để ở nhiệt độ thường 2 ngày là ăn được, nếu ăn không hết thì các bạn để bạn ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Thành phẩm cách làm kim chi của cô Ba

Thành phẩm cách làm kim chi của cô Ba

Vậy là qua 4 bước với các hướng dẫn chi tiết, các bạn đã có thể tự làm món kim chi cải thảo theo cách của cô Ba hướng dẫn rồi nhé. Thành phẩm món kim chi này sẽ có vị chua nhẹ, mùi thơm đặc trưng, vị đậm đà, vừa ăn, ngọt ngọt, chua chua, mặn mặn.

>>Xem thêm: Cách làm khô gà lá chanh

Cách làm kim chi củ cải| Tổng hợp các công thức làm kim chi củ cải

Cách làm kim chi củ cải| Tổng hợp các công thức làm kim chi củ cải

Món kim chi củ cải kiểu Hàn Quốc giòn giòn, chua chua ăn kèm được với rất nhiều món. Món này cũng không quá khó làm. Chỉ cần một chút khéo tay là các chị em đã có một món ăn ngon và vô cùng bắt mắt để thưởng thức rồi. Cùng học cách làm kim chi củ cải thôi nào!

I. Công thức làm kim chi củ cải trắng

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Stt

Tên nguyên liệu

Số lượng

Chi phí (VND)

1 Củ cải trắng 2 kg 30.000
2 Muối hạt 70 gram 1.000
3 Ớt bột Hàn Quốc 1 muỗng canh 3.000
4 Nước mắm cá cơm 30N Tam’s 3 muỗng canh 3.000
5 Bột nếp 40 gram 2.000
6 Hành lá 130 gram 3.000
7 Mật ong 2 muỗng canh 2.000
8 Mè rang 1 muỗng café 2.000
9 Gừng 15 gram 1.000
10 Hành Boaro 40 gram 2.000
11 Hành Tây 70 gram 3.000
12 Tỏi 50 gram 2.000
13 Tôm khô 30 gram 15.000
14 Táo Nửa trái 5.000
Tổng     74.000

(*)Lưu ý: Chi phí ở trên áp dụng ở từng điểm tháng 12/2021 và sẽ thay đổi theo từng mùa, từng khu vực khác nhau.

2. Các bước làm kim chi củ cải trắng

– Bước 1: Sơ chế củ cải
Bước 1: Sơ chế củ cải trắng

Bước 1: Sơ chế củ cải trắng

Củ cải gọt vỏ, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ, cho tất cả vào thau. Cho 70 gram muối hạt vào phần củ cải đã cắt nhỏ, sau đó trộn đều. Ướp củ cải với muối trong 90 phút.

– Bước 2: Nấu bột nếp
Bước 2: Nấu bột nếp

Bước 2: Nấu bột nếp

Cho 300ml nước ấm vào nồi, đun hơi nóng thì cho 40 gram bột nếp vào, khuấy đều trên lửa nhỏ. Khuấy đến khi hỗn hợp hơi sánh lại là được, tắt bếp và để cho hỗn hợp nguội đi.

– Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác và xay gia vị
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác và làm gia vị ướp

Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác và làm gia vị ướp

Hành lá cắt nhuyễn, hành boaro cắt nhuyễn, hành tây cắt nhuyễn, táo cắt hạt lựu to, tôm khô đem ngâm qua đêm cho mềm.

Xay gia vị: cho 3 muỗng canh nước mắm cá cơm 3N vào cối xay, thêm 15g gừng, 50g tỏi đã lột vỏ, 30g tôm khô đã ngâm, ½ trái táo đã cắt hạt lựu vào cối xay sinh tố, xay nhuyễn hỗn hợp này.

– Bước 4: Ướp kim chi
Bước 4: Ướp kim chi

Bước 4: Ướp kim chi

Cho hành lá, hành Boaro và hành Tây đã cắt vào 1 cái thau sạch, sau đó cho phần gia vị đã xay vào, thêm phần bột nếp đã nấu vào luôn. Thêm vào 2 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh bột ớt Hàn Quốc và 1 muỗng café mè rang vào. Trộn đều hỗn hợp.

Củ cải sau khi đã ngâm với nước muối 90 phút thì vớt ra rổ, để cho ráo nước (tuyệt đối không rửa lại với nước).

Sau đó cho củ cải vào phần nguyên liệu đã trộn, trộn đều lần nữa. Cho hỗn hợp củ cải đã trộn vào hộp để bảo quản, cho lên mặt 1 muỗng café mè rang, đậy nắp hộp và để ở nhiệt độ phòng 12-24 giờ. Sau đó mang để trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Trên đây là một trong những cách làm kim chi củ cải trắng mà Bếp Tâm muốn giới thiệu đến cách bạn. Nếu công thức này không phù hợp với bạn thì cùng xem thêm cách làm kim chi củ cải khác ở phần sau nhé!

>>>Cách làm kim chi cải thảo


II. Cách làm kim chi củ cải trắng kiểu Hàn Quốc

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Nguyên liệu làm kim chi củ cải trắng kiểu Hàn Quốc

Nguyên liệu làm kim chi củ cải trắng kiểu Hàn Quốc

Stt

Tên nguyên liệu

Số lượng

1 Củ cải trắng (2 củ) 1 kg
2 Củ hành tây 70 gram
3 Ớt bột Hàn Quốc 40 gram
4 Tỏi (6 tép) 10 gram
5 Gừng (1 nhánh nhỏ) 15 gram
6 Ớt sừng (1 trái) 20 gram
7 Hành lá (4 cọng) 15 gram
8 Nước mắm cá cơm 30N 50ml
9 Đường 50 gram
10 Muối 1 muỗng canh
11 Hủ thuỷ tinh (loại 1 lít) 1 cái

Một số lưu ý: Củ cải các bạn chọn mua những củ cải tươi, thon dài và chắc tay để không có được món kim chi giòn, ngon hơn. Nước mắm và được pha theo tỷ lệ 1:1.

2. Cách làm kim chi củ cải

– Bước 1: Sơ chế củ cải
Bước 1: Sơ chế củ cải trắng

Bước 1: Sơ chế củ cải trắng

Củ cải bàu sạch vỏ, sau đó cắt thành từng khối vuông vừa ăn, cho tất cả vào 1 cái thau lớn. Sau đó cho 1 muỗng canh đường + 1 muỗng canh muối vào (việc ướp với đường và muối giúp củ cải trong hơn), xốc đều củ cải cho thấm đều với đường, muối. Ướp khoảng 1 giờ, trong lúc ướp thường xuyên xốc lên để củ cải ngấm gia vị. Sau 1 giờ ướp thì mang củ cải đi rửa với nước sạch cho hết mùi hăng. Vớt củ cải để ra rổ cho ráo nước.

– Bước 2: Xay nguyên liệu làm sốt ướp kim chi
Bước 2: Làm sốt ướp kim chi

Bước 2: Làm sốt ướp kim chi

Hành tây lột vỏ, cắt nhỏ để dễ xay hơn. Sau đó cho vào máy xay sinh tố. Gừng, tỏi, ớt đã chuẩn bị cũng mang đi cắt nhỏ và cho vào cối xay.

Riêng hành lá cắt nhỏ và để riêng để muối kim chi, không xay hành lá.

Cho phần đường và nước mắm đã chuẩn bị vào cối để xay chung với các nguyên liệu. Bật máy xay sinh tố, xay nhuyễn hỗn hợp, sau đó cho ra 1 cái thau lớn.

– Bước 3: Muối kim chi
Bước 3: Ướp kim chi

Bước 3: Ướp kim chi

Cho hành là đã cắt nhỏ và ớt bột vào phần nước ướp gia vị đã xay, trộn đều hỗn hợp lên. Sau đó cho phần củ cải đã ráo nước vào trộn chung. Sau đó cho vào hủ để bảo quản.

Do kim chi củ cải sẽ lâu chua hơn kim chi cải thảo, vì vậy sau khi cho vào hủ, các bạn để hủ kim chi ở nhiệt độ thường khoảng 2 ngày cho kim chi chua, sau đó để trong ngăn mát dùng dần.

Thành phẩm cách làm kim chi củ cải trắng kiểu Hàn Quốc của chúng ta là 1 món ăn có mùi thơm đặc trưng, màu sắc bắt mắt. Khi ăn, củ cải có vị giòn, dai. Hương vị mặn mặn, ngọt ngọt và 1 chút nồng nồng đặc trưng không lẫn vào đâu được.

>>>Xem thêm: Cách làm sốt Tokbokki Hàn Quốc

Cách làm món thịt kho tàu chuẩn bị cho ngày Tết| Bí quyết kho thịt để được lâu hơn

Cách làm món thịt kho tàu chuẩn bị cho ngày Tết| Bí quyết kho thịt để được lâu hơn

Thịt kho Tàu được nhắc nhiều vào các dịp Tết cổ truyền của người Việt, vậy cách làm món thịt kho tàu ra sao? Làm sao để làm được món thịt kho tàu bắt mắt, thơm ngon và dai mềm? Lưu lại bí quyết làm món thịt kho tàu bí truyền nào chị em ơi!

1. Giới thiệu về món thịt kho tàu

Cùng với dưa muối, củ kiệu thì thịt kho tàu vô nữa là thành bộ tam quyết định sự lớn nhỏ của một cái Tết đầm ấm. Thịt kho tàu không phải là món ăn của người Tàu mà đây là một trong những món ăn truyền thống có nguồn gốc từ người Việt. Thịt kho tàu thường được kho chung với trứng vịt là ngon nhất. Mặc dù ngày nay thịt kho tàu có thể được kho với trứng cút hoặc trứng gà.

Hàng năm, nếu gia đình làm ăn được mùa thì sẽ có 1 nồi thịt kho tàu to cả chục ký thịt. Nhà nào thất mùa thì nồi thịt kho tàu chỉ có vài ký thịt. Nhưng có 1 điều là khi Tết đến thì nhà nào cũng có nồi thịt kho tàu.

2. Tổng hợp những cách làm thịt kho tàu

2.1 Cách làm thịt kho tàu với nước dừa tươi chuẩn vị miền Tây

* Nguyên liệu cần có

Nguyên liệu làm món thịt kho tàu miền Tây

Nguyên liệu làm món thịt kho tàu miền Tây

Stt

Tên nguyên liệu

Số lượng

1 Thịt ba chỉ (ba rọi) 1.2kg
2 Dừa 1 trái
3 Trứng vịt 5 quả
4 Đường 3 muỗng canh
5 Bột ngọt 1 muỗng canh
6 Nước mắm cá cơm 30N 6 muỗng canh
7 Tỏi 4 tép
8 Hành tím 4 củ nhỏ
9 Ớt sừng to 2 trái

* Lưu ý: Thịt để kho có thể thay thịt ba chỉ bằng thịt nạc đùi nếu gia đình bạn không thích ăn thịt mỡ (thịt ba chỉ loại rút sườn sẽ ngon hơn). Nước dừa nên chọn loại dừa hơi già, đừng lấy nước dừa quá non sẽ không ngon.

* Các bước thực hiện

– Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Tỏi, hành tím lột vỏ, sau đó băm nhuyễn. Ớt rửa sạch, sau đó băm nhuyễn, tuỳ khẩu vị ăn cay nhiều hay ít mà bạn có 1 trái hoặc 2 trái ớt.

Thịt heo ba rọi đem cắt thành từng miếng lớn, dày cỡ 5cm. Sau đó đem thịt đi chần sơ qua nước sôi. Việc chần thịt qua nước sôi làm cho thịt khi kho sẽ ngon hơn, nước kho thịt được trong hơn khi kho.

– Bước 2: Luộc trứng và Ướp thịt
Bước 2: Luộc trứng và ướp thịt

Bước 2: Luộc trứng và ướp thịt

Phần nước luộc thịt các bạn cho trứng vào để luộc trứng, trứng vịt luộc khoảng 7 phút trên nước sôi, sau đó vớt trứng la tô nước lạnh và lột sạch vỏ trứng, để sang 1 bên.

Phần thịt heo sau khi chần xong các bạn cho vào 1 cái xửng để ướp. Cho toàn bộ hành tím, tỏi và ớt đã băm nhuyễn vào phần thịt, thêm 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh bột ngọt, 4 muỗng cạnh nước mắm cá cơm 30N. Trộn đều sau đó đem ra nắng phơi trong vòng 3 tiếng.

– Bước 3: Kho thịt
Bước 3: Kho thịt với nước cốt dừa

Bước 3: Kho thịt với nước cốt dừa

Cho dầu ăn vào nồi, sau đó cho 1 muỗng canh đường vào, để lửa nhỏ và khuấy đều đến khi đường chuyển sang màu nâu thì cho phần thịt đã ướp vào. Dùng đũa đảo đều. Sau đó cho phần nước dừa tươi vào, thêm 1 lít nước sôi vào.

Khi nước sôi trở lại, hớt bỏ phần bọt nổi trên mặt. Nêm thêm 4 muỗng canh nước mắm ngon. Nêm lại cho vừa khẩu vị, sau đó cho hết phần hột vịt vào. Hạ lửa nhỏ và kho liu riu khoảng 45 phút cho thịt thấm và mềm.

2.2 Cách làm thịt kho tàu không cần nước dừa

* Nguyên liệu cần chuẩn bị

Sau đây là nguyên liệu để làm món thịt kho tàu cho cả gia đình 4 người ăn 3 ngày Tết.

chuan-bi-cac-nguyen-lieu-de-lam-mon-thit-kho-tau

– Thịt ba rọi (ba chỉ): 2 kg, chọn phần thịt bên hông sườn, có mỡ xen kẽ thịt.

– Trứng vịt: 10 quả (hoặc trứng gà).

Nước mắm cá cơm 30N tam’s.

– 5 tép tỏi tươi.

– 10 trái ớt tươi chín đỏ.

– Chanh tươi: 1 trái.

– Hành tím: 5 củ

– Hành tây: 2 củ to

– 5 muỗng đường hạt to.

– Đường phèn: 50 gram.

– Gia vị khác: muối, hạt tiêu, dầu ăn, hạt nêm.

* Các bước làm thịt kho tàu

– Bước 1: Chế biến thịt ba rọi cho món thịt kho tàu

Thịt ba rọi sau khi mua về lấy ra cạo cho sạch lông trên da. Sau đó cho vào một thau nước muối ấm, cắt trái chanh lúc nãy nặn hết nước cho vào và ngâm khoảng 15 phút. Mục đích là để bay hết mùi hôi của thịt. Sau đó vớt thịt ra để ráo nước và cắt thịt theo chiều ngang có độ dày khoảng 4-5 cm (2 inch). Cho thịt vào 1 cái thau.

cat-thit-thanh-tung-mieng-nho-truoc-khi-kho

Cắt và lột vỏ hành tím, tỏi, ớt cho vào chày đâm tiêu, dùng chày giã nhuyễn. Sau khi nhuyễn thì đổ vô thau thịt. Cho thêm 2 muỗi cà phê hạt nêm, 1 muỗng café muối, 4 muỗng cà phê nước mắm, 5 gram bột tiêu xay, bỏ hỗn hợp này vào và trộn đều với thịt trong thau.

uop-thit-truoc-khi-kho

Thắng nước màu: đổ 4 muỗng đường vào chảo, theo 150 ml nước lọc và đun sôi. Dùng đũa khuấy đều cho đến khi nó chuyển sang màu vàng sóng sánh thì tắt chảo, đổ nước màu vào theo với thịt và trộn đều để thịt thấm đều với gia vị.

Dùng màng co bọc thực phẩm bọc miệng thau thịt lại và để trong ngăn mát tủ lạnh từ 1-3 giờ để thịt thấm.

– Bước 2:  Chế biến trứng trước khi kho

Trong thời gian ướp thịt thì chúng ta đi luộc trứng: trứng luộc khoảng 30 phút, sau đó đổ ra nước lạnh cho nguội khoảng 5 phút thì lột sạch vỏ, để đó xíu dùng tới.

– Bước 3: Áp chảo thịt trước khi kho

ap-chao-thit-truoc-khi-kho-tau

Sau khi đã ướp thịt 1-3h thì lấy thau thịt ra. Bắt chảo lên bếp, bật lửa. Cho dầu ăn vào, sau đó bỏ thêm vài tép tỏi băm nhuyễn phi cho thơm. Để lửa nhỏ và bỏ thịt vào, trở thịt cho áp đều các mặt lên chảo cho thịt thơm và giữ được hương vị trọn vẹn. Lúc cho thịt vào giữ nước ướp thịt lại nha.

– Bước 4: Cách làm món thịt kho tàu không cần nước dừa

Dùng 1 cái nồi vừa đủ kho 2 ký thịt, đổ khoảng 2 lít nước lọc vào. Thêm 50 gram đường phèn vào, 1/3 muỗng muối, 3 muỗng nước mắm, 2 muỗng nước màu. Nấu sôi hỗn hợp này thì cho thịt vào.

kho-thit-tren-noi-trong-1-gio

Cho từng miếng thịt vào, đậy nắp đợi sôi thì cho hết nước ướp thịt lúc nãy vào. Tiếp tục nấu thịt và thường xuyên hớt lớp bọt trên mặt để nước thịt trong hơn. Cho 2 củ hành tây cắt đôi vào, thêm vài trái ớt, sau đó nấu trong lửa nhỏ 1 giờ.

Sau khi đã nấu 1 giờ thì nêm nếm cho vừa ăn. Sau đó cho trứng vào, nấu cho đến khi sền sệt thì tắt bếp, nhấc nồi xuống.

thanh-pham-mon-thit-kho-tau

3. Các món ăn kèm với thịt kho tàu

Thịt kho tàu ăn kèm với cơm nóng hoặc xôi sẽ vô cùng tuyệt vời. Ngày Tết cổ truyền thường có dưa muối (cải chưa, dưa giá) hoặc củ kiệu, đây là những món ăn kèm với thịt kho tàu sẽ rất ngon. Thịt kho tàu cũng có thể ăn kèm với kim chi Hàn Quốc cũng rất ngon.

Với món thịt kho tàu vừa làm, sau khi ăn xong bạn cần hâm nóng lại thì thời gian sử dụng có thể lên đến 5 ngày. Tuy nhiên để lâu quá sẽ không ngon, vì vậy ăn món thịt kho tàu trong 3 ngày sẽ ngon nhất.

4. Tóm tắt cách làm món thịt kho tàu

quy-trinh-thuc-hien-mon-thit-kho-tau

5. Kết luận về cách làm món thịt kho tàu

Món thịt kho tàu nhìn trông đơn giản và dễ làm nhưng thực chất khi làm cần đầu tư thời gian và sự tỉ mỉ. Nếu không làm sạch thịt thì nhiều khả năng thịt kho xong sẽ bị hôi. Nếu bỏ của hành tây vào quá sớm thì thịt kho xong để lâu ăn sẽ bị mùi hắc rất khó chịu. Thông thường khi làm món thịt kho tàu sẽ làm 1 nồi thịt khoảng 5-10 ký thịt. Vì vậy, nếu lần đầu bạn làm món này thì hãy làm 1 nồi nhỏ để ăn trước khi làm 1 nồi lớn cho cả gia đình nhé.

>>Xem thêm: Cách làm cút lộn xào me ngay tại nhà

>>Xem thêm các công thức nấu ăn khác TẠI ĐÂY

Cách làm bánh da lợn lá dứa đậu xanh| Các công thức làm bánh da lợn

Cách làm bánh da lợn lá dứa đậu xanh| Các công thức làm bánh da lợn

Nếu các bạn ở miền Tây, tuổi thơ sẽ gắn liền với các món quà quê thơm ngọt, đặc biệt là bánh da lợn. Bánh da lợn mềm dai với nhân đậu xanh ở chính giữa béo ngậy. Ở các chợ quê miền Tây, hình như chợ nào cũng có bán. Vậy món bánh này có khó làm không? Cùng Bếp Tâm học cách làm bánh da lợn ngay nào!

1. Cách làm bánh da lợn đậu xanh lá dứa của cô Ba

1.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị

Stt Nguyên liệu là vỏ bánh màu xanh Số lượng
1 Bột năng 240 gram
2 Bột gạo 80 gram
3 Nước cốt dừa 200 ml
4 Lá dứa xay nhuyễn lọc lấy nước 200 ml
5 Đường 100 gram
6 Hương lá dứa 3 giọt
Stt Nguyên liệu làm nhân bánh màu trắng Số lượng
1 Đậu xanh 100 gram
2 Bột năng tách vỏ 50 gram
3 Bột gạo 35 gram
4 Nước cốt dừa 200 ml
5 Đường 100 gram
6 Vani 1 ống

Ngoài các nguyên liệu trên, các bạn cần chuẩn bị nồi hấp và xửng hấp bánh, dầu ăn để thoa dưới đáy xửng cho bánh không bị dính. Khi mua lá dứa, các bạn chọn lá dứa già, có phần lá đậm, khi đưa lại gần là có mũi thơm sộc lên mũi ngay.

1.2 Các bước làm bánh da lợn

– Bước 1: Xay lá dứa và và nấu đậu xanh
Cách làm bánh da lợn: Bước 1

Cách làm bánh da lợn: Bước 1

Để lọc được tinh dầu lá dứa đậm hơn, các bạn cắt nhỏ lá dứa, sau đó xay nhuyễn, vắt lấy nước và để hỗn hỗn trong ngăn mát tủ lạnh từ 6 – 12 giờ đồng hồ, sau đó lọc bỏ phần nước trong ở trên, lấy phần nước đậm lắng bên dưới. Với cách làm này bạn sẽ có được nước lá dứa thơm hơn vì lúc này tinh dầu trong lá dứa đã được chiết xuất ra.

Đậu xanh các bạn đem đi ngâm khoảng 6 tiếng cho đậu mềm. Sau đó vớt ra và rửa sạch với nước. Sau đó cho đậu xanh vào nồi, thêm 300ml  nước lọc vào và nấu trên lửa nhỏ 30 phút. Khi đậu xanh mềm thì dùng vá hoặc muỗng đánh nhuyễn đậu xanh ra. Tắt bếp và để nguội.

– Bước 2: Pha bột làm vỏ bánh màu xanh
Bước 2: Pha bột màu xanh

Bước 2: Pha bột màu xanh

Cho 240 gram bột năng + 80 gram bột gạo + 200ml nước cốt dừa + nước lá dứa + 100 gram đường + 3 giọt hương lá dứa vào tô. Khuấy đều hỗn hợp.

– Bước 3: Cách làm phần nhân bánh màu trắng
Bước 3: Làm nhân bột màu trắng

Bước 3: Làm nhân bột màu trắng

Cho đậu xanh đã nấu vào tô, thêm 50 gram bột năng, 35 gram bột gạo, 100 gram đường, 1 ống vani và 200ml nước cốt dừa còn lại vào. Cho hỗn hợp và máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó lọc qua ray để có được hỗn hợp mịn.

– Bước 4: Hấp bánh da lợn
Bước 4: Cách hấp bánh da lợn

Bước 4: Cách hấp bánh da lợn

Cho nửa chén bột màu xanh vào 1 cái chén riêng, nửa chén bột màu trắng vào 1 cái chén riêng.

Xửng hấp bánh các bạn rửa sạch và phơi cho khô nước, sau đó dùng cọ quét dầu ăn xung quanh đáy xửng. Cho xửng vào nồi hấp 5 phút cho xửng nóng lên, sau đó cho nửa chén bột màu xanh vào xửng hấp, đậy nấp và hấp 5 phút. Sau đó cho nửa chén bột màu trắng vào, hấp 6 phút. Tiếp theo cho nửa chén bột màu xanh vào và hấp 7 phút. Cho lớp nhân đậu xanh vào, hấp 8 phút. Cuối cùng cho lớp bột màu xanh vào và hấp 20 phút cho bánh chín hẳn.

Cuối cùng, các bạn chuẩn bị 1 cái thau nước đá và cho xửng bánh ra để bánh được giòn dai và mau nguội hơn. Ngâm bánh khoảng 20-30 phút là bánh sẽ nguội hẳn và mang ra cắt nhỏ ăn được rồi nhé!

2. Cách làm bánh da lợn 3 lớp

2.1 Nguyên liệu cần có

Nguyên liệu làm bánh da lợn

Nguyên liệu làm bánh da lợn

Stt Nguyên liệu Số lượng
1 Lá dứa 70 gram
2 Bột năng 280 gram
3 Đường cát trắng 320 gram
4 Bột nếp 35 gram
5 Đậu xanh lột vỏ 170 gram
6 Muối 1 muỗng café muối
7 Nước cốt dừa 750 ml
8 Nước lọc 300 ml
9 Dầu ăn 1 muỗng canh

Các bạn cần chuẩn bị thêm xửng hấp và nồi hấp.

2.2 Các bước thực hiện

– Bước 1: Ngâm và nấu đậu xanh

Đậu xanh các bạn ngâm khoảng 6 tiếng, sau đó vo sạch và đem đi nấu. Cho 300ml nước vào đậu xanh và nấu trên lửa lớn. Khi nước nấu đã cạn, hạ lửa nhỏ và nấu khoảng 5 phút thì tắt bếp, để cho đậu xanh nguội đi. Sau đó cho vào 160 ml nước cốt dừa, 5 gram bột năng, 55 gram đường vào. Xay nhuyễn và mịn phần đậu xanh này.

– Bước 2: Xay lá dứa

Cho 190ml nước cốt dừa vào cối xay, sau đó lấy lá dứa đã rửa sạch cắt nhỏ cho vào cối. Xay nhuyễn lá dứa, sau đó dùng vải mùn lọc lấy nước lá dứa.

Các bước làm bánh da lợn

Các bước làm bánh da lợn

– Bước 3: Trộn bột làm bánh da lợn

Bắt 1 cái nồi lên bếp, cho 265 gram đường và 400ml nước cốt dừa, nửa muỗng café muối và nấu cho đường tan hết. Để nguội rồi mới trộn bột.

Cho 275 gram bột năng vào tô, 35 gram bột nếp, ½ muỗng café muối và trộn đều. Sau đó đổ từ từ phần nước đường vào. Sau đó lọc qua rây lấy phần bột mịn. Sau đó cho phần nước cốt lá dứa vào.

– Bước 4: Hấp bánh da lợn trên bếp

Cho khoảng 1 lít nước vào nồi hấp, nấu nước sôi, cho xưởng hấp vào hấp 5 phút cho xửng nóng lên. Lấy xửng hấp ra, quét 1 lớp dầu ăn lên xửng. Đặt xửng vào nồi hấp, sau đó cho 1 lớp mỏng bộ màu xanh vào xửng, đậy nắp nồi và hấp trong vòng 4 phút. Sau 4 phút, mở nồi và đổ 1 lớp đậu xanh vào. Hấp thêm 5 phút. Sau 5 phút, mở nắp và đổ 1 lớp bột xanh vào. Hấp tiếp 20 phút thì lúc này bánh sẽ chín và ăn được rồi nhé.

Sau đó lấy xửng bánh ra, để nguội thật nguội ra dùng dao cắt nhỏ thành từng miếng. Dùng màng bọc thực phẩm bọc dao lại để khi cắt không làm bột dính và dao.

3. Cách làm bánh da lợn khoai lang tím

3.1 Nguyên liệu

Nguyên liệu làm bánh da lợn khoai lang tím

Nguyên liệu làm bánh da lợn khoai lang tím

Stt Nguyên liệu Số lượng
1 Khoai lang tím 150 gram
2 Bột năng 400 gram
3 Đường 400 gram
4 Muối ½ muỗng café
5 Nước cốt dừa 800 ml
6 Bột nếp 100 gram

3.2 Các bước làm bánh da lợn khoai lang tím

– Bước 1: Sơ chế và hấp khoai lang tím
Bước 1: Sơ chế khoai lang tím

Bước 1: Sơ chế khoai lang tím

Khoai lang tím đem đi gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ. Đem khoai đi hấp 15 phút cho khoai chín. Khi chín lấy ra.

– Bước 2: Trộn bột
Bước 2: Trộn bột làm bánh

Bước 2: Trộn bột làm bánh

Cho 400gr bột năng vào tô, thêm 100 gr bột nếp, 400gr đường, ½ muỗng café đường vào tô. Sau đó cho 400ml nước cốt dừa vào. Sau đó trộn đều bột lên, sau khi trộn đều nếu bột còn đặc thì cho thêm nước cốt dừa vào. Sau đó lọc bột qua rây.

Chia bột thành 2 phần bằng nhau. 1 phần để riêng làm vỏ bánh màu trắng, 1 phần đem đi trộn với khoai lang tím.

– Bước 3: Hấp bánh da lợn khoai lang tím
Bước 3: Hấp bánh da lợn khoai lang tím

Bước 3: Hấp bánh da lợn khoai lang tím

Chuẩn bị 1 cái khuôn hấp bánh, có lót giấy nến dưới đáy và quét dầu ăn xung quanh để bánh không bị dính sau khi hấp. Đặt khuôn hấp vào nồi hấp, sau khi khuôn đã nóng thì cho 1 lỏng mỏng bột màu tím vào. Đậy nắp lại và hấp tiếp 5 phút.

Sau 5 phút, các bạn mở nắp ra và chế 1 lớp bột màu trắng lên. Đậy nắp lại và hấp tiếp 6 phút. Mỗi lần chế lớp bột mới lại tăng thêm 1 phút, chế đến khi nào đầy khuôn là được. Đến lớp bột cuối cùng các bạn hấp 20 phút cho bánh chín hoàn toàn. Lấy khuôn bánh ra, để nguội. Khi bánh đã nguội hoàn toàn thì cắt bánh ra thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Món bánh da lợn khoai lang tím đã hoàn thành

Món bánh da lợn khoai lang tím đã hoàn thành

Trên đây là những cách làm bánh đậu xanh lá dứa. Mỗi cách làm bánh đậu xanh sẽ cho ra một loại bánh có hương vị, độ ngọt, độ dai khác nhau. Tuỳ theo sở thích của các bạn mà lựa chọn công thức là bánh da lợn cho phù hợp. Cách làm thứ nhất của cô Ba sẽ được món bánh da lợn sựt sựt, cách làm thứ 2 sẽ cho ra món bánh da lợn mềm dai. Còn ở cách làm thứ 3 thì chúng ta sẽ sử dụng khoai làm tím để làm, không có đậu xanh.

>>Xem thêm: Cách nấu cháo vịt miền Tây