Cách làm khổ qua xào trứng không bị đắng| Những cách làm khổ qua xào trứng

Cách làm khổ qua xào trứng không bị đắng| Những cách làm khổ qua xào trứng

Món khổ qua xào trứng dễ làm và không tốn quá nhiều thời gian. Thử tưởng tượng xem có món ăn nào cũng cấp đủ chất dinh dưỡng mà tốn chưa đến 15 phút chế biến không? Bỏ túi cách làm khổ qua xào trứng để có thể tự làm những lúc bận rộn bạn nhé!

Nguyên liệu là khổ qua xào trứng

  • Khổ qua: 2 trái cỡ 300 gram
  • Trứng vịt: 2 quả
  • Hành tím: 3 củ nhỏ
  • Hành lá: 3 tép vừa
  • Ngò rí: 2 cọng
  • Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, muối, đường, nước mắm cá cơm

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Bước 1: Cắt khổ qua

Bước 1: Cắt khổ qua

Hành tím các bạn lột vỏ, sau đó cắt lát mỏng. Khổ qua bổ đôi, sau đó dùng muỗng cạo bỏ phần ruột đi. Khổ qua đem đi cắt thành từng miếng mỏng. Sau khi cắt hết khổ qua, cho tất cả vào 1 cái rổ.

Phần hành lá các bạn lột bỏ phần vỏ già bên ngoài, rửa sạch. Cắt lấy phần gốc đập dập, sau đó cắt nhuyễn, để riêng ra 1 cái chén nhỏ. Phần hành lá còn lại đem cắt nhuyễn với ngò rí, cho vào 1 cái chén.

Bước 2: Đánh trứng

Bước 2: Đánh trứng

Bước 2: Đánh trứng

Đập trứng vịt cho vào tô, sau đó dùng đũa đánh đều tay cho trứng bong ra. Sau đó thêm nửa muỗng café đường, nửa muỗng café hạt nêm, nửa muỗng café bột ngọt, 1 muỗng café nước mắm, nửa muỗng café tiêu xay, 3 giọt dầu màu điều (không nên dùng quá nhiều màu dầu điều sẽ không tốt cho sức khỏe). Tiếp tục đánh cho gia vị tan hết.

Bước 3: Cách xào khổ qua với trứng

Bước 3: Xào khổ qua với trứng

Bước 3: Xào khổ qua với trứng

Bắt chảo lên bếp, bật lửa lên, khi chảo nóng thì cho vào 1 tý dầu ăn. Cho phần hành tím và đầu hành vào.

Khi hành lên mùi thơm thì các bạn cho phần khổ qua vào, đảo đều liên tục. Thêm 1 ít nước cho khổ qua chín đều. Thêm 1 muỗng café hạt nêm, nửa muỗng café bột ngọt, 2 muỗng café nước mắm ngon và chút xíu muối. Xào tiếp khoảng 3-5 phút.

Khi khổ qua đã chín 70% thì các bạn cho phần trứng vào. Đảo đều cho trứng chín, thêm chén hành và ngò vào rồi tắt bếp. Cho món ăn ra đĩa, trang trí lên bằng vài cành ngò rí để trong đẹp mắt hơn.

>>Xem thêm: Cách làm sườn xào chua ngọt cực ngon

Cách nấu cháo thịt bằm đơn giản ai cũng làm được

Cách nấu cháo thịt bằm đơn giản ai cũng làm được

Món cháo thịt bằm dễ ăn, không những dùng cho trẻ nhỏ ăn dặm mà người lớn cũng có thể ăn lúc ốm hoặc nấu cho người già. Hôm nay mời các bạn cùng vào bếp học cách nấu cháo thịt bằm đơn giản để có thể thực hiện ngay tại nhà những lúc cần thiết nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gạo thơm: 1 chén lưng, đem vo sạch
  • Thịt nạc heo băm: 100 gram
  • Cà rốt: 1 củ cỡ 150gram
  • Hành, ngò: mỗi thứ 1 ít
  • Gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm và chút tiêu

Cách nấu cháo thịt bằm

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu và ướp thịt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu và ướp thịt

Rau thơm rửa sạch, cách nhuyễn.

Hành lá cắt nhuyễn, sau đó cho vào phần thịt nạc heo đã băm.

Cho gia vị gồm nửa muỗng café muối, 1 muỗng café hạt nêm, chút xíu tiêu (nếu các bạn nấu cho bé ăn dặm thì không nên bỏ hạt nêm với tiêu). Sau đó trộn đều thịt lên cho thấm gia vị, đem ướp 15 phút.

– Bước 2: Rang gạo và cắt cà rốt

Bước 2: Cắt cà rốt và rang gạo

Bước 2: Cắt cà rốt và rang gạo

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch sau đó cắt hạt lựu, cho tất cả vào 1 cái chén nhỏ.

Gạo sau khi đã vo, các bạn cho vào 1 cái chảo, bật lửa thật nhỏ để rang gạo. Lúc rang gạo dùng đũa đảo liên tục để gạo không bị cháy xém. Các bạn rang gạo đến khi vàng đều như hình là đạt chuẩn.

– Bước 3: Nấu cháo với thịt bằm

Bước 3: Nấu cháo với thịt bằm

Bước 3: Nấu cháo với thịt bằm

Gạo sau khi đã rang, các bạn mang đi rửa với nước 1 lần nữa cho sạch những phần bị cháy xén.

Bắt 1 nồi nước sôi lên, sau đó cho phần gạo đã rang vào. Nấu đến khi gạo nở bung ra hết thì cho phần cà rốt đã cắt hạt lựu vào. Tiếp tục nấu cho đến khi cà rốt mềm.

(Trong quá trình nấu, các bạn theo dõi khuấy để cháo không bị khét ở đáy nồi, nếu thiếu nước thì chăm thêm nước vào nồi).

Khi cà rốt đã mềm và cháo đã nhừ, thì các bạn cho phần thịt bằm vào. Khuấy đều cho thịt chín, nấu tiếp khoảng 5 phút thì nêm thêm chút muối, hạt nêm cho vừa ăn. Tắt bếp, thêm phần rau thơm đã cắt nhuyễn vào là dùng được.

>>Xem thêm: Công thức nấu cháo cá cho bé ăn dặm

Cách làm gà nấu lá giang ngon chuẩn bị tại nhà

Cách làm gà nấu lá giang ngon chuẩn bị tại nhà

Thật lạ vì món lẩu gà lá giang không dùng me, không dùng chanh nhưng vẫn có vị chua? Cái vị chua không lẫn vào đâu được, vị chua của lá giang với nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Hè oi bức thế này, cùng học cách nấu gà lá giang để có một món ăn giải nhiệt cho cả nhà nào!

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để nấu món lẩu gà lá giang hôm nay, các bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

Nguyên liệu là gà nấu lá giang

Nguyên liệu là gà nấu lá giang

Stt Tên nguyên liệu Số lượng
1 Lá giang 150 gram
2 Nấm rơm 200 gram
3 Gà thả vườn 800 gram
4 Rau muống bàu, bắp chuối bàu 200 gram
5 Rau thơm: ngò + lá quế 20 gram
6 Hạt nêm chiết xuất thịt hầm ADC 1 muỗng café
7 Bột ngọt 1,5 muỗng café
8 Đường 1 muỗng canh
9 Đường phèn 50 gram
10 Nước mắm cá cơm ngon 2 muỗng café
11 Sả 3 nhánh
12 Ớt 4 trái
13 Hành tím 3 củ
14 Tỏi 4 tép

Các nguyên liệu đã chuẩn bị cần rửa sạch và để vào chén hoặc đĩa để việc nấu của chúng ta sẽ thuận tiện hơn. Món này nấu để ăn cơm hoặc ăn với bún đều ngon, vì vậy mà nếu món ăn bún, các bạn có thể mua thêm bún để ăn chung nhé!

Cách nấu gà lá giang ngon tại nhà

– Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Sả các bạn đập dập, sau đó cắt nhuyễn 1 ít để ướp vô thịt gà, phần còn lại đem cắt khúc. Tỏi các bạn lột vỏ, sau đó băm nhuyễn. Rau thơm cắt nhuyễn.

– Bước 2: Ướp thịt gà

Bước 2: Ướp thịt gà 15 phút với gia vị

Bước 2: Ướp thịt gà 15 phút với gia vị

Phần thịt gà sau khi đã chặt miếng nhỏ vừa ăn, các bạn đem đi ướp. Cho phần sả băm vào, thêm chút tỏi băm, hành tím băm vào.

Thêm phần đường, hạt nêm, bột ngọt và nước mắm vào. Trộn đều và đem ướp 15 phút.

– Bước 3: Xào thịt gà

Bước 3: Xào thịt gà đã ướp với tỏi và sả

Bước 3: Xào thịt gà đã ướp với tỏi và sả

Cho 1 cái nồi lên bếp, sau đó cho chút dầu ăn vào, thêm tý tỏi băm vào phi cho thơm rồi cho phần sả cắt khúc vào. Đảo đều.

Cho phần thịt gà đã ướp vào xào cho xăn lại.

Cho khoảng 1 lít nước vào nồi, nấu khoảng 20 phút cho thịt gà mềm.

– Bước 4: Nấu gà lá giang

Bước 4: Nấu gà với lá giang

Bước 4: Nấu gà với lá giang

Khi thịt gà đã mềm thì bóp lá giang cho vào. Sau đó cho nấm rơm vào. Thêm phần đường phèn đã chuẩn bị vô, thêm 1 muỗng café muối.

Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị. Tắt bếp, cho rau thơm vào là có thể thưởng thức.

Theo Đông y, lá giang vị chua, tính mát; vào kinh can. Tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, tiêu thũng, chỉ khát, bài thạch. Chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau dạ dày, đau nhức xương khớp. Thân lá giang làm thuốc chữa sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm thận mạn tính. Món lẩu gà lá giang hôm nay là một món vô cùng dinh dưỡng và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe cả nha. Hãy lưu lại công thức nấu ăn này để cùng làm ra một món ăn thật ngon cho gia đình mình nhé!

>>Xem thêm: Cách làm gà hấp nước mắm nhỉ

Cách làm bánh mì nướng muối ớt tại nhà| Công thức bánh mì nướng muối ớt

Cách làm bánh mì nướng muối ớt tại nhà| Công thức bánh mì nướng muối ớt

Chỉ thay đổi cách chế biến bánh mì một chút là chúng ta sẽ có được món bánh mì nướng muối ớt thơm ngon, lạ miệng. Cách làm bánh mì nướng muối ớt không quá khó, các bạn hoàn toàn có thể làm tại nhà qua một vài bước đơn giản. Cùng vào bếp là món bánh mì nướng muối ớt ăn vặt thôi nào!

1. Cách làm bánh mì nướng muối ớt đơn giản

1.1 Nguyên liệu làm bánh mì nướng muối ớt

– Bánh mì cũ: 4 ổ (bánh mì mua buổi sáng để chiều nướng sẽ ngon hơn).

– Chà bông heo: 30 gram

– Sa tế: 2 muỗng cafe

– Bơ: 2 muỗng cafe

– Sốt Mayonnaise

– Xúc xích: 3 cây

Tương ớt lên men tự nhiên TAM’S của ADC

– Hành lá: 100 gram

– Đường: 1 muỗng cafe

– Muối: ½ muỗng cafe

1.2 Các bước làm bánh mì nướng muối ớt

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu và làm nước sốt
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Hành lá lột vỏ, rửa sạch, sau đó cắt nhuyển để làm mỡ hành quét lên bánh mì khi nướng. Xúc xích lột vỏ, cắt thành từng sợi dài.

Cho sa tế vào chảo (ít nhiều tuỳ mức độ ăn cay của mỗi người), thêm vào 1 muỗng café muối, ½ muỗng café đường, 2 muỗng café bơ, thêm hết phần hành lá đã cắt nhuyễn vào, khuấy đều và tắt bếp.

– Bước 2: Cán và nướng bánh mì
Bước 2: Cán và nướng bánh mì

Bước 2: Cán và nướng bánh mì

Bánh mì các bạn dùng 1 cái chày cán cho bán xẹp ra. Sau đó các bạn dùng bình xịt nhỏ xịt 1 chút hơi nước lên cho khi nướng bánh mì sẽ ngon hơn. Sau đó lại cán bánh mì 1 lần nữa cho hơi nước hút vào bánh mì.

Dùng cọ quét phần sốt mỡ hành vừa làm lúc nãy lên từng ở bánh mì trước khi nướng.

Bật lò nướng khoảng 200 độ C, cho lò nóng lên mới cho bánh mì vào. Nướng bánh mì khoảng 6-7 phút thì lấy ra. Sau đó cho phần chà bông, xúc xích lên mặt, xịt thêm sốt Mayonnaise và tương ớt là mặt là có thể thưởng thức được.

2. Cách làm bánh mì nướng muối ớt cực ngon

Cách làm bánh mì nướng muối ớt cực ngon

Cách làm bánh mì nướng muối ớt cực ngon

2.1 Nguyên liệu cần có

– Bánh mì không: 6 ổ

– Hành lá: 50 gram

– Bơ thực vật: 2 muỗng café

– Đường: 2 muỗng canh

– Ớt bột: 1 muỗng canh

– Tương ớt lên men: 1 muỗng canh

– Sa tế ớt: 1 muỗng canh

– Muối tôm: 1 muỗng canh

– Dầu ăn: 30 gram

– Xúc xích: 3 cây

– Cha bông gà: 100 gram

– Ruốc khô: 2 muỗng cafe

2.2 Các bước thực hiện

– Bước 1: Làm sốt
Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Hành lá lột vỏ, phần gốc đập dập, băm nhuyễn và để riêng, phần lá cắt nhuyễn. Bắt chảo lên, bật lửa nhỏ, sau đó cho phần đầu hành đã băm nhuyễn vào, thêm 2 muỗng café bơ thực vật vào chảo.

Khi bơ nóng lên và tan hết thì các bạn cho vào 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh ớt bột, 1 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh sa tế ớt, 1 muỗng canh muối tôm vào chảo.

Nấu cho hỗn hợp trên vừa tan hết thì tắt bếp, để nguội.

Xúc xích các bạn cắt xéo thành từng lát mỏng.+

– Bước 2: Cán và nướng bánh mì
Bước 2: Cán và nướng bánh mì

Bước 2: Cán và nướng bánh mì

Bắt 1 cái nồi lên bếp, cho khoảng 30 gram dầu ăn vào, đợi dầu nóng lên thì thêm phần lá hành đã băm nhuyễn vào. Đảo sơ qua rồi tắt bếp.

Lấy phần bánh mì đã chuẩn bị ra, cán cho bánh mì hơi xẹp lại, sau đó lấy phần sốt đã làm lúc nãy quét lên. Làm lần lượt cho đến hết các ổ bánh mì còn lại.

Cho xúc xích đã cắt lát lên mặt bánh mì, thêm phần cho bông gà, ruốc khô lên mặt. Đem đi nướng bằng bếp than hoặc lò nướng cho bánh mì nóng lên (nếu nướng ở lò nướng thì nướng ở 150 độ C trong 10 phút).

Các bạn lấy bánh mì ra đĩa, cắt nhỏ, sau đó cho phần mỡ hành lên, nếu thích ăn cay các bạn có thể thêm tương ớt.

Trên đây là cách làm bánh mì nướng muối ớt bằng lò nướng tại nhà. Các bạn có thể thay lò nướng bằng bếp than sẽ ngon hơn nữa nhé! Món bánh mì nướng muối ớt của chúng ta sẽ có lớp ngoài giòn giòn, lớp trong mềm mịn nóng hổi.

>>Xem thêm: Cách làm trứng gà nướng ăn vặt

Cách làm dưa giá ăn liền| Cách làm dưa giá chuẩn bị cho ngày Tết

Cách làm dưa giá ăn liền| Cách làm dưa giá chuẩn bị cho ngày Tết

Mâm cơm ngày Tết không thể thiếu món dưa giá. Dưa giá chua chua, ngọt ngọt rất thích hợp để ăn với món thịt kho tàu ngày Tết. Cách làm dưa giá cũng khá đơn giản, chỉ cần khéo tay 1 chút là bạn sẽ có ngay món dưa giá ăn kèm ngon lành. Cùng làm món dưa giá ăn Tết thôi nào.

1. Cách làm dưa giá ăn liền đơn giản

Với cách muối dưa giá này, chúng ta sẽ muối và để dưa giá lên men tự nhiên, không sử dụng giấm.

1.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị

– 1 kg giá

– 100 gram hẹ

– 300 gram củ cà rốt

– Đường: 12 muỗng canh

– Muối: 6 muỗng canh

– Hủ thuỷ tinh

1.2 Các bước thực hiện

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu làm dưa giá

Sơ chế nguyên liệu làm dưa giá

Giá mua về rửa sạch, loại bỏ những cọng giá bị hư và phần vỏ đậu còn dính ra hết.

Hẹ mua về rửa sạch và bỏ đi những phần lá bị hỏng. Sau đó cắt khúc cỡ 5cm.

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, sau đó bàu sợi nhỏ.

– Bước 2: Cách muối dưa giá
Các bước muối dưa giá

Các bước muối dưa giá

Cho 1 cái nồi lên bếp, sau đó cho vào khoảng 6 lít nước. Sau đó cho thêm vào 12 muỗng canh đường và 6 muỗng canh muối vào. Mở bếp và đun sôi. Sau đó để thật nguội.

Cho giá, hẹ và cà rốt đã bàu sợi vào chung 1 cái thau, sau đó sốc đều lên (chỉ sốc không dùng tay trộn vì sẽ là dập giá).

Cho tất cả dưa giá đã trộn vào hủ thuỷ tinh. Cho từ từ phần nước đường và muối đã nguội vào hủ cho ngập hết phần nguyên liệu. Cho nước vào 1 túi ni lông sạch, dùng túi này dằn trên mặt hủ cho chìm phần giá xuống. Đậy nắp hủ lại.

Để ở nhiệt độ thường khoảng 2-3 ngày dưa giá sẽ chua. Dấu hiệu nhận biết dưa giá chua là nhìn vào hủ có những phần bọt khí nổi lên.

Vậy là với 2 bước trên các bạn đã làm được món dưa giá đơn giản và nhanh chóng cho ngày Tết rồi nhé!

>>Xem thêm: Cách nấu thịt kho tàu ăn Tết

Cách nấu chè trôi nước thơm dẻo không bị cứng| Nấu chè trôi nước cúng rằm

Cách nấu chè trôi nước thơm dẻo không bị cứng| Nấu chè trôi nước cúng rằm

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn, bảy nổi ba chìm với nước non”, nhắc đến 2 câu thơ này hẳn là bạn đã biết về món chè trôi nước rồi đúng không? Hôm nay chúng ta sẽ học cách làm món chè trôi nước tại nhà cho những dịp cúng rằm hàng tháng nhé.

1. Các lưu ý trước khi bắt đầu nấu món chè trôi nước

Nấu chè trôi nước không quá khó nhưng sẽ tốn nhiều thời gian của các bạn, vì vậy, nếu thật sự có thời gian thì bạn hãy nấu món này nhé. Nếu chỉ cần chè trôi nước để cúng thì bạn có thể ra chợ mua là được. Nhưng nếu bạn có tay nghề, nấu món chè trôi nước nhiều để tặng hàng xóm làm mối quan hệ thì thật tuyệt vời.

Ngoài ra, nấu chè trôi nước có mắc phải một số lỗi như:

– Bột bị sống do nhồi không đều trước khi nấu hoặc nấu chưa chín.

– Nhân bánh bị cứng do sử dụng không đúng loại bột hoặc quá trình làm bột quá khô.

– Bánh trôi nước sau khi chín bị rã do gói không kỹ, bị bể và nước ngấm vào trong quá trình nấu.

Và còn nhiều nguyên nhân khác nữa mà bạn có thể bị mắc lỗi nếu lần đầu nấu hoặc không chuẩn bị kỹ trong quá trình nấu. Giờ thì bạn đã biết việc nấu chè trôi nước không đơn giản rồi đúng không? Nếu vẫn còn muốn thử thì chúng ta cùng vào bếp làm món này thôi nào.

2. Cách nấu chè trôi nước truyền thống

2.1 Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho món chè trôi nước

Đậu-xanh-lột-vỏ-để-nấu-chè-trôi-nước

Đậu xanh để nấu chè trôi nước

Nguyên liệu Số lượng Cách chế biến nguyên liệu
Đậu xanh không vỏ 200 gram Đem vo sơ qua với nước sạch, sau đó bỏ vô nồi cơm điện, đổ nước sấp mặt và nấu đến khi cạn nước, tranh thủ lúc đậu còn nóng dùng muỗng tán nhuyễn đậu. Đổ ra tô cho nguội.
Bột nếp 400 gram Lấy 350g cho vào tô, đổ khoảng 100ml nước vào, ngâm khoảng 30 phút, sau đó lấy ra, bỏ trên mặt phẳng và nhồi cho nhuyễn, nếu bột khô thì cho thêm nước vào, nếu bột ướt quá thì cho phần bột khô còn chừa lại vô. Nhồi đến khi nào bột mềm mịn và dẻo quánh lại thì ngưng.
Gừng 1 củ Rửa sạch, gọt vỏ và đập dập, cắt mỏng.
Dầu ăn 5 muỗng cà phê
Hành lá 50 gram Cắt nhuyễn, dùng để xào với nhân bánh trôi nước.
Mè trắng 10 gram Rang cho đến khi vàng đều.
Đường vàng hoặc đường thốt nốt 300 gram
Muối ½ muỗng cà phê

2.2 Cách nấu chè trôi nước vàng ươm bắt mắt

Để món chè trôi nước vàng ươm các bạn sử dụng đường thốt nốt để nấu nhé. Sau đây là các bước thực hiện món chè trôi nước:

– Bước 1: Làm nhân bánh trôi nước

Xào-nhân-bánh-trôi-nước

Xào nhân bánh trôi nước

Cho dầu ăn vào chảo, đợi khi dầu sôi lên thì cho hành lá vào, xào sơ qua, sau đó cho đậu xanh đã nấu vào, thêm 1 chút muối, xào khoảng 5 phút thì nhấc chảo xuống, để nguội. Sau khi đậu đã nguội thì vo thành từng viên vừa ăn.

– Bước 2: Gói bánh

Gói nhân bánh trôi nước

Gói nhân bánh trôi nước thành từng viên vừa ăn

Bột sau khi đã nhào mịn thì ngắt từng cục ra, để trên lòng bàn tay và đập dẹp cho nó mỏng ra, sau đó cho viên nhân đậu vào giữa, bọc kín lại. Chú ý cần bọc kín lại để khi nấu nhân không bị ngấm nước làm bể viên chè.

– Bước 3: Luộc bánh trôi nước

Cho một cái nồi lớn lên bếp, đổ khoảng 2 lít nước cho nước hơn nửa nồi, nấu nước sôi thì thả từng viên bánh trôi nước đã gói vào. Tiếp tục nấu cho đến khi những viên này nổi lên mặt nước thì vớt ra thau nước lạnh, sau đó vớt ra cho ráo nước.

– Bước 4: Nấu nước đường

Nấu chè trôi nước

Bắt nồi lên bếp, cho khoảng 200 ml nước lọc vào, cho 300 gram đường, gừng tươi đã cắt lát vào. Nấu nước sôi và khuấy đều khoảng 10 phút thì cho những viên chè đã nấu vào, nấu tiếp khoảng 5 phút thì tắt bếp.

– Bước 5: Vớt chè ra tô và thưởng thức

Vớt-chè-ra-tô-và-thưởng-thức

Vớt chè ra tô khi còn nóng, cho thêm một chút mè rang lên mặt và thưởng thức.

Vậy là với 5 bước kể trên bạn đã học được cách nấu món chè trôi nước rồi nhé. Còn bây giờ, bắt tay vào làm thử đi để xem tay nghề bạn tới đâu nha.

3. Cách nấu chè trôi nước ngũ sắc

Chè trôi nước ngũ sắc

Chè trôi nước ngũ sắc

3.1 Nguyên liệu

Nguyên liệu làm bánh trôi nước

Đậu xanh không vỏ: 200 gram (ngâm với nước lạnh 4 tiếng trước khi nấu)

950 gram đường cát trắng

1 bịch bột nếp 400 gram

1 củ khoai tây 300 gram

Nguyên liệu làm màu bánh

1 bó lá dứa 100 gram (lấy màu xanh)

200 gram củ dền (màu tím)

1 muỗng canh bột dành dành (cho màu vàng)

1 muỗng canh bột gấc (cho ra màu đỏ)

Nguyên liệu làm nước cốt dừa

1 củ gừng nhỏ 150 gram

1 muỗng café muối

1 muỗng canh bột nếp

400 ml nước cốt dừa đậm đặc

3.2 Cách làm chè trôi nước ngũ sắc

  • Bước 1: Hấp đậu xanh và khoai tây

  • Bước 1: Hấp đậu xanh và khoai tây

    Bước 1: Hấp đậu xanh và khoai tây

Đậu xanh sau khi đã ngâm 4 tiếng, cho vào nồi để hấp. Khoai tây gọt vỏ, cắt lát và cho vào nồi hấp chung với đậu xanh. Đậy nắp và hấp trong khoảng 15-20 phút. Sau đó gắp phần khoai tây đã chín ra để riêng, phần đậu xanh múc ra 1 cái tô lớn.

  • Bước 2: Làm màu chè trôi nước
Bước 2: Làm màu chè trôi nước

Bước 2: Làm màu chè trôi nước

Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ. Sau đó cho vào cối xay sinh tố, thêm 150ml nước và xay thật nhuyễn. Sau đó cho ra ray để lọc lấy nước.

Củ dền gọt vỏ, cắt nhỏ. Sau đó cho vào cối xay, thêm 150ml nước lọc và xay nhuyễn. Cho ra ray và lọc lấy nước.

Bột dành dành và bột gấc các bạn cho vào chén, sau đó cho 100ml nước sôi vào, khuấy đều. Lọc qua ray để lấy nước.

  • Bước 3: Nhồi bột và vo viên nhân

Bước 3: Nhồi bột và vo viên nhân

Bước 3: Nhồi bột và vo viên nhân

Cho bột vào 1 cái thau. Sau đó cho phần khoai tây đã hấp vào, thêm ½ muỗng café muối. Dùng muỗng tán nhuyễn khoai tây với bột. Sau khi tán nhuyễn khoai tây với bột thì chia làm 5 phần để làm 5 màu chè khác nhau.

Với 5 phần bột đã chia ra, cho từng phần màu vào để nhồi. Bột nhồi xong cần nhảo nhảo là đạt yêu cầu. Sau khi nhồi hết thì cho những cục bột vào thau, đậy kín nắp để tránh bột bị khô.

Phần đậu xanh hấp giờ cũng nguội rồi, các bạn nhồi cho đậu xanh mịn ra. Sau khi đã nhồi mịn thì các bạn vo thành từng viên, mỗi viên nặng 30 gram là được.

  • Bước 4: Vo chè và nấu nước cốt dừa

Bước 4: Vo chè và nấu nước cốt dừa

Bước 4: Vo chè và nấu nước cốt dừa

Dùng 50 gram bột để làm phần vỏ, cho nhân đậu xanh vào trong và từ từ ém lại thành 1 viên tròn. Tiếp tục làm cho đến hết các viên còn lại. Nếu còn dư bột thì các bạn vo thành viên nhỏ làm chè ỉ.

Cho nước dừa vào nồi, thêm 1 muỗng canh bột nếp vào và khuấy đều cho tan hết. Thêm 1/3 muỗng café muối và 30 gram đường vào. Nấu đến khi nước sôi lăn tăn thì tắt bếp.

  • Bước 5: Luộc chè và nấu chè trôi nước

Bước 5: Luộc chè và nấu chè trôi nước

Bước 5: Luộc chè và nấu chè trôi nước

Bắt 1 nồi nước sôi, khi nước đã sôi thì cho những viên chè đã vo vào. Sau khi nước sôi lên thì luộc thêm 2 phút và vớt chè ra.

Bắt lên bếp 1 nồi nước (1,5 lít), sao đó cho phần đường còn lại vào, thêm 1/3 muỗng café muối, thêm vài lát gừng cắt lát mỏng vào. Khuấy đều khi nước đường sôi trở lại thì cho phần chè đã luộc vào.

Nấu khoảng 3 phút cho sôi thật sôi sau đó tắt bếp, cho ra tô, thêm phần nước cốt dừa vào là dùng được.

Trên đây là 2 cách làm chè trôi nước mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Mỗi cách làm sẽ cho ra 1 sản phẩm khác nhau. Tuỳ sở thích mà các bạn có thể chọn cách làm khác nhau. Chúc các bạn thành công!

>>Xem thêm: Cách làm món trứng cút nướng chén phô mai thơm ngon béo bùi

>>Xem thêm các công thức nấu ăn khác TẠI ĐÂY