Món giò thủ tai heo thơm ngon, tiện dụng. Giò thủ thường hay xuất hiện trong đĩa bát bửu khai vị của các bữa tiệc. Hôm nay Bếp Tâm sẽ chia sẻ với các bạn công thức làm món giò thủ dai ngon, dễ dàng cắt theo ý muốn để có thể nhâm nhi ngày Tết.

I. Công thức làm giò thủ của cô Ba

Món giò thủ làm theo công thức của cô Ba là sự kết hợp giữa độ giòn của tay heo, mũi heo với vị bùi bùi của lưỡi heo, vị béo béo của mỡ hoà vào vị cay cay của tiêu hạt làm kích thích vị giác khiến thực khách ngon miệng vào không bị ngán. Món giò thủ của cô Ba mà ăn kèm với củ kiệu ngày Tết thì còn gì bằng.

1. Nguyên liệu làm giò thủ của công Ba

Stt Nguyên liệu Số lượng
1 Lỗ tay heo 1 cái 1-1,2kg
2 Mũi heo 1 cái 200 gram
3 Lưỡi heo 1 cái 400 gram
4 Đường 2 muỗng cafe
5 Muối 2 muỗng café
6 Tiêu hạt rang 2 muỗng canh
7 Hạt nêm 1 muỗng canh
8 Bột ngọt 1 muỗng café
9 Nước mắm 2 muỗng canh
10 Gừng 1 nhánh nhỏ
11 Hành tây 1 củ
12 Nấm mèo khô 15 gram
13 Hành tím 5 củ
14 Lá chuối
15 Dây buộc
16 Khuôn ép

2. Cách làm giò thủ của cô Ba

– Bước 1: Sơ chế lỗ tai, lưỡi và mũi heo
Bước 1: Sơ chế lỗ tai, mũi và lưỡi heo

Bước 1: Sơ chế lỗ tai, mũi và lưỡi heo

Cho 1 lít nước sạch vào thau, sau đó cho vào 1 muỗi canh muối và 2 muỗng canh giấm. Cho lỗ tai, mũi heo vào ngâm trong 20 phút. Sau đó vớt ra, cạo sạch phần da.

Riêng phần lưỡi heo, trụng sơ qua nước sôi. Sau đó vớt ra, dùng dao cạo thật sạch phần màng trắng bỏ đi.

– Bước 2: Sơ chế hành, tỏi, và nấm mèo
Bước 2: Giã nhuyễn lấy nước hành tỏi và cắt nấm mèo

Bước 2: Giã nhuyễn lấy nước hành tỏi và cắt nấm mèo

Phần hành tím và tỏi đem đi giã nhuyễn, vắt lấy phần nước, bỏ phần xác. Nấm mèo đem ngâm cho mềm, sau đó đem đi cắt sợi to, sau đó đem ướp với 1 muỗng café nước hành tỏi, 1 muỗng café đường, 1 muỗng café hạt nêm.

– Bước 3: Luộc lỗ tai, mũi và lưỡi heo
Luộc lỗ tai, mũi và lưỡi heo

Luộc lỗ tai, mũi và lưỡi heo

Chuẩn bị 1 cái nồi, cho vào 1 lít nước, thêm 1 muỗng café muối, 1 củ hành tây và củ gừng đập dập vào, cho lỗ tai với mũi heo đã cạo sạch vào luộc. Cho lỗ tay heo vào lúc nước còn nguội để lỗ tai heo không bị thêm và giúp thịt chín từ từ.

Luộc 15 phút tính từ lúc nước sôi cho thịt vừa chín tới là được.

Riêng phần lưỡi heo, khi luộc lỗ tai và mũi heo 10 phút thì mới cho phần lưỡi heo vào, luộc 5 phút là được. Chỉ cần lưỡi heo cứng lại để dễ định hình khi cắt, không luộc quá chín phần lưỡi heo sẽ làm mất đi độ ngọt và độ giòn của lưỡi.

Chuẩn bị sẵn 1 thau nước đó, sau đó vớt phần thịt luộc ra, cho vào thau nước đá.

– Bước 4: Cắt lỗ tai, mũi, lưỡi heo và ướp
Cắt nguyên và ướp nguyên liệu

Cắt nguyên và ướp nguyên liệu

Sau khi thịt đã nguội, lấy thịt ra và cắt thành từng miếng mỏng cỡ 0.5m, không quá mỏng cũng không quá dày. Cắt hết lỗ tai, mũi và lưỡi heo, sau đó cho vào thau, ướp với các nguyên liệu.

Nguyên liệu để ướp với 1,2kg lỗ tai + 200gr mũi heo + 400 gram lưỡi heo gồm:

1,5 muỗng canh đường
Nửa muỗng canh muối
1 muỗng canh hạt nêm
1 muỗng café bột ngọt
2 muỗng canh nước mắm
1 muỗng canh nước hành tỏi
2 muỗng canh hạt tiêu rang (cho vào sau khi đã xào thịt)
15g nấm mèo khô

Trộn tất cả các nguyên liệu lên, sau đó để 30 phút cho nguyên liệu thấm với gia vị.

– Bước 5: Xào nguyên liệu
Xào nguyên liệu

Xào nguyên liệu

Sau khi đã ướp được 30 phút thì đem nguyên liệu đi xào. Cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo, thêm chút tỏi băm, đun nóng chảo ở lửa nhỏ, sau đó cho phần thịt đã ướp vào xào. Bật lửa lớn lên, xào đến khi phần thịt xuất hiện 1 lớp galatin sền sệt thì hạ lửa nhỏ và xào thêm 15 phút. Sau đó cho phần nấm mèo vào, xào thêm 5 phút. Cho 2 muỗng café tiêu rang vào và tắt bếp.

– Bước 6: Quấn chả giò thủ
Quấn giò thủ

Quấn giò thủ

Có 2 cách làm là dùng khuôn ép hoặc ép tay.

Các bạn cho 1 lớp lá chuối vào mặt trong khuôn ép, sau đó cho phần thịt đã xào vào, ép chặt lại, cách 5 phút lại vặn xuống cho chả chặt hơn.

Với cách làm thủ công bằng tay, các bạn cho nguyên liệu vào bao nilon chịu nhiệt, sao đó dùng tăm chọc những lỗ nhỏ để thoát khi. Quấn thì hình trụ, dùng lá chuối bọc xung quanh, lấy dây buộc chặt lại thành từng đoạn. Giò quấn thật chặt thì khi ăn mới giòn và ngon.

Thành phẩm giò thủ của cô Ba

Thành phẩm giò thủ của cô Ba

Giò thủ sau khi bọc lá chuối cần để bên ngoài thật nguội rồi mới cho vào ngăn lạnh để bảo quản. Sau khi bỏ vào tủ lạnh 4 tiếng là có thể mang ra dùng được.

Trên đây là cách làm giò thủ của cô Ba, món giò thủ này vừa ăn, rất dai và hợp vị. Món giò thủ các bạn có thể ăn kèm với củ kiệu, dưa giá, dưa cải muối. Ngày Tết chỉ cần vài miếng giò thủ là đã có mồi để nhâm nhi vài lon bia rồi. Các bạn lưu công thức này để dùng nhé!

>>Xem thêm: Cách làm thịt kho Tàu ăn Tết