Mâm cúng giao thừa ngày Tết cần chuẩn bị gì?

Mâm cúng giao thừa ngày Tết cần chuẩn bị gì?

Chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa là việc làm hết sức quan trọng trong ngày Tết. Vậy cần chuẩn bị gì để cúng giao thừa? Tại sao việc cúng giao thừa lại quan trọng? Cách cúng giao thừa cho Tết Nhâm Dần 2022 như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Vì sao phải cúng giao thừa?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa PGS-TS. Trịnh Sinh, cúng giao thừa hay còn gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

Lễ trừ tịch thường được tiến hành vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng Chạp. Tết Nhâm Dần năm nay không có 30 nên sẽ cúng vào đêm 29 Tết.

Người Việt tin rằng, mỗi năm có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau. Cứ hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới. Cúng đêm giao thừa trong dân gian như là buổi tiệc để “tống cựu nghinh tân”, tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới. Xin các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc.

Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà được đặt trên bàn thờ tổ tiên, ông bà, còn mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời được đặt trước cửa nhà. Do mục tiêu cúng lễ khác nhau nên về bố cục, 2 mâm cỗ này có sự khác biệt.

Hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại.

Theo tục lệ cổ truyền, giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển). Lúc đó, họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.

2. Mâm cúng giao thừa gồm những gì?

Gợi ý mâm cúng giao thừa

Gợi ý mâm cúng giao thừa

Dưới đây là tư vấn của PGS-TS Trịnh Sinh về việc chuẩn bị mâm cỗ:

2.1 Mâm cúng ngoài trời theo văn hóa dân gian:

  1. Mâm ngũ quả
  2. Hương (3 cây to)
  3. Hoa
  4. 2 cây đèn (hoặc nến)
  5. Trầu cau
  6. Muối gạo
  7. Trà
  8. Nước (hoặc rượu)
  9. Quần áo, mũ nón thần linh
  10. Gà trống luộc
  11. Xôi
  12. Bánh Chưng

Như các bạn đã biết, mỗi năm Ngọc Hoàng điều cho một vị thần Hành Khiển xuống trần gian tại nhà gia chủ để quan đốc mọi chuyện. Do vậy cúng giao thừa ngoài sân mang ý nghĩa là tiễn đưa vị quan Hành Khiển cũ và chào đón vị quan Hành Khiển mới. Thời khắc này diễn ra rất nhanh, vì vậy, gia chủ phải thực hiện lễ cúng nhanh chóng và trang nghiêm. Ngoài ra lễ vật có ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét – miền Nam), bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết. Mọi nghi thức và mâm cỗ đều được chuẩn bị thực hiện với tấm lòng thành của gia chủ.

2.2 Gợi ý mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà

Một số mâm cúng giao thừa đêm 29 Tết

Một số mâm cúng giao thừa đêm 29 Tết

Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm.

– Mâm cỗ mặn bao gồm:

  1. Bánh chưng
  2. Giò
  3. Chả
  4. Xôi gấc (xôi các loại)
  5. Thịt gà
  6. Rượu (bia, thức uống khác)

– Mâm cỗ ngọt bao gồm:

  1. Bánh kẹo
  2. Mứt tết
  3. Hoa
  4. Đèn (nến)
  5. Hương

Mọi nghi thức và mâm cỗ đều được chuẩn bị thực hiện với tấm lòng thành của gia chủ.

Khi cúng giao thừa trong nhà gia chủ và một số thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ.

Đầu tiên, gia chủ cần khấn thần Thổ – vị thần cai quản trong nhà để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Sau đó, gia chủ khấn tổ tiên và xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới và cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.

3. Cách chuẩn bị bày mâm cúng giao thừa

Gia chủ nên đặt mâm lễ ở hướng Nam tượng trưng cho Hỷ thần, còn hướng Đông sẽ tượng trưng cho thần tài.

Bước 1: Chuẩn bị bàn và dụng cụ

Đặt một chiếc bàn chắc chắn, trải khăn rồi đặt mâm lên.

Bước 2: Sắp xếp đồ lễ

– Gà: Miệng gà cho ngậm 1 bông hoa hồng đỏ, đặt đĩa gà quay hướng đầu ra phía ngoài vành mâm. Bạn đặt gà vào giữa mâm.

– Bánh chưng: Bóc bỏ phần lá bánh, cởi bỏ dây, không cắt, đặt bánh bên cạnh đĩa gà.

– Xôi gấc: Nếu bạn cúng xôi thì đặt thay vị trí của bánh chưng.

– Giò lụa: Lột bỏ vỏ, cắt thành một khoanh giò (không cắt nhỏ), đặt vào đĩa nhỏ, đặt bên cạnh đĩa bánh chưng.

– Hoa quả: Đặt phía sau đĩa bánh chưng và gà.

– Vàng mã, trầu cau đặt trên vành mâm.

– Gạo, muối cho vào đĩa hoặc chén nhỏ, đặt bên cạnh đĩa hoa quả.

– Đèn, nến đặt bên cạnh đĩa hoa quả.

– Rượu, nước đặt trước mâm lễ.

– Mũ cánh chuồn để bên cạnh hoặc phía sau mâm lễ (nếu mâm còn rộng).

– Lọ hoa tươi để bên cạnh.

– Hương thắp cháy có thể cắm vào đĩa xôi, chén gạo hoặc để dưới mâm.

4. Những lưu ý khi cúng giao thừa

Sau khi thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời nhằm đón quan Hành khiển mới, tiễn quan Hành khiển cũ thì gia chủ mới làm lễ cúng giao thừa trong nhà.

Mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất. Mặc dù có thể tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của từng gia đình để chuẩn bị mâm cúng cho hợp lý tuy nhiên, cũng không nên chuẩn bị quá sơ sài bạn nhé.

Tùy phong tục từng vùng miền và địa phương sẽ có mâm cỗ cúng khác nhau nhưng trên cơ bản bạn cần có hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả, xôi, bánh chưng,…

Bên cạnh đó, vào đêm cúng giao thừa, người trong gia đình cần hòa thuận, tránh tình trạng cãi vã, to tiếng với nhau, tránh làm đổ vỡ đồ vật…

Không nên soi gương vào đêm giao thừa vì quan niệm người xưa cho rằng như vậy có thể nhìn thấy ma quỷ, đồng thời khiến cả năm gặp điều không may.

5. Nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời?

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước là đúng ? Câu trả lời là: Gia chủ nên cúng ngoài sân trước, trong nhà sau; thắp hương ngoài sân trước, trong nhà sau. Khi thực hiện đúng thứ tự thì lễ cúng mới đầy đủ ý nghĩa và đúng về mặt tâm linh tín ngưỡng.

Nhà chung cư có cần cúng giao thừa ngoài trời?

Khi ở chung cư, do không gian chật hẹp không diện tích dưới mặt đất nên việc cúng chỉ cần tập trung ở trong nhà mà không nhất thiết phải cúng ngoài trời. Nếu các gia đình cần cúng ngoài trời nên xuống dưới sân của nhà chung cư chứ không phải ở trên tầng.

Việc cúng ngoài trời cần có khoảng không gian có trời và có đất, do vậy lễ vật cần được đặt gần với mặt đất. Vì thế nếu cúng ở trên khoảng không tầng lầu chung cư thì không gian bày lễ cách nhau quá xa nên không thể gọi là cúng ngoài trời được.

Trên đây là thông tin về chuẩn bị cho cúng đêm giao thừa mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Mong rằng qua bài viết trên các bạn sẽ thêm nhiều kiến thức về cúng giao thừa và có đêm giao thừa ấm cúng bên gia đình nhé!

>>Xem thêm: Mâm cúng Rằm tháng Giêng và bài cúng

ADC Foods hoàn thành hơn 10.000 COMBO quà Tết cho khách hàng

ADC Foods hoàn thành hơn 10.000 COMBO quà Tết cho khách hàng

Có lẽ năm nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 mà khách hàng doanh nghiệp chọn Combo quà Têt của ADC Foods nhiều hơn. Số lượng đơn đặt hàng COMBO quà Tết có những ngày lên đến hàng nghìn đơn. Tuy nhiên, nhờ hậu cần tốt, giao nhận được chuẩn bị từ trước và đội ngũ nhân sự linh hoạt đã giúp cho ADC Foods hoàn thành đúng hạn tất cả các COMBO quà Tết và giao cho khách đúng thời gian hợp đồng.

Đóng Combo quà Tết tại kho

Đóng Combo quà Tết tại kho

Năm nay, COMBO quà Tết của ADC Foods đã đi được rất nhiều nơi. Mọi năm, những phần quà Tết của ADC Foods chỉ có mặt ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhưng năm nay, COMBO quà Tết của ADC Foods đã có mặt ở Hà Nội, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột, Vĩnh Long, Cần Thơ và nhiều tỉnh thành khác. Đặc biệt, tại thành phố Hồ Chí Minh, số lượng COMBO quà Tết được bán ra hàng nghìn phần.

Chuẩn bị Combo Tết gửi đi tỉnh

Chuẩn bị Combo Tết gửi đi tỉnh

Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ hàng hoá ở kho, đảm bảo cung ứng và hệ thống vận chuyển chuyên nghiệp đến tận tay khách hàng. Năm nay, ADC Foods còn có chính sách chiết khấu hấp dẫn cho cả người mua và người bán. Cụ thể, khi khách hàng mua số lượng lớn sẽ được chiết khấu theo số lượng cộng thêm chiết khấu cố định trên từng COMBO quà Tết. Nhưng vậy, với cùng 1 COMBO quà Tết nhưng được hưởng cả 2 chính sách. Những điều này đã thúc đẩy đội ngũ sales có thêm động lực bán hàng, khách hàng có thêm động lực mua hàng.

Combo Tết đã giao cho khách

Combo Tết đã giao cho khách

COMBO quà Tết 2022 của ADC Foods với giá hợp lý nhất, giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ hương vị và là món quà ý nghĩa mọi gia đình đều cần. Mỗi COMBO quà Tết của ADC Foods sẽ là các sản phẩm gia vị, sữa đặc và mì nhập khẩu, đây là những sản phẩm thiết yếu mà mọi gia đình đều cần. Chính vì vậy mà những phần quà này đều được mọi người đón nhận và trân quý.

Giao Combo quà Tết cho khách ở Tp.HCM

Giao Combo quà Tết cho khách ở Tp.HCM

Trao Combo quà Tết

Trao Combo quà Tết

Năm cũ qua đi, năm mới cận kề, cùng về nhà đón Tết đi mọi người. Gia đình, nơi ta sinh ra và lớn lên và cũng là nơi ta trở về. Những ngày này, không khí Tết đã tràn về khắp các thôn xóm, ngõ hẻm. Và ở gia đình, ba mẹ vẫn đang ngóng chờ đàn con thơ đã trưởng thành quay về đón Tết. ADC Foods kính chúc khách hàng và gia đình về quê đón Tết sum vầy – đầm ấm. Chúc mọi người một năm mới An Khang – Thịnh Vượng.

>>Combo quà Tết 2022 của ADC Foods

Cách làm dưa giá ăn liền| Cách làm dưa giá chuẩn bị cho ngày Tết

Cách làm dưa giá ăn liền| Cách làm dưa giá chuẩn bị cho ngày Tết

Mâm cơm ngày Tết không thể thiếu món dưa giá. Dưa giá chua chua, ngọt ngọt rất thích hợp để ăn với món thịt kho tàu ngày Tết. Cách làm dưa giá cũng khá đơn giản, chỉ cần khéo tay 1 chút là bạn sẽ có ngay món dưa giá ăn kèm ngon lành. Cùng làm món dưa giá ăn Tết thôi nào.

1. Cách làm dưa giá ăn liền đơn giản

Với cách muối dưa giá này, chúng ta sẽ muối và để dưa giá lên men tự nhiên, không sử dụng giấm.

1.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị

– 1 kg giá

– 100 gram hẹ

– 300 gram củ cà rốt

– Đường: 12 muỗng canh

– Muối: 6 muỗng canh

– Hủ thuỷ tinh

1.2 Các bước thực hiện

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu làm dưa giá

Sơ chế nguyên liệu làm dưa giá

Giá mua về rửa sạch, loại bỏ những cọng giá bị hư và phần vỏ đậu còn dính ra hết.

Hẹ mua về rửa sạch và bỏ đi những phần lá bị hỏng. Sau đó cắt khúc cỡ 5cm.

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, sau đó bàu sợi nhỏ.

– Bước 2: Cách muối dưa giá
Các bước muối dưa giá

Các bước muối dưa giá

Cho 1 cái nồi lên bếp, sau đó cho vào khoảng 6 lít nước. Sau đó cho thêm vào 12 muỗng canh đường và 6 muỗng canh muối vào. Mở bếp và đun sôi. Sau đó để thật nguội.

Cho giá, hẹ và cà rốt đã bàu sợi vào chung 1 cái thau, sau đó sốc đều lên (chỉ sốc không dùng tay trộn vì sẽ là dập giá).

Cho tất cả dưa giá đã trộn vào hủ thuỷ tinh. Cho từ từ phần nước đường và muối đã nguội vào hủ cho ngập hết phần nguyên liệu. Cho nước vào 1 túi ni lông sạch, dùng túi này dằn trên mặt hủ cho chìm phần giá xuống. Đậy nắp hủ lại.

Để ở nhiệt độ thường khoảng 2-3 ngày dưa giá sẽ chua. Dấu hiệu nhận biết dưa giá chua là nhìn vào hủ có những phần bọt khí nổi lên.

Vậy là với 2 bước trên các bạn đã làm được món dưa giá đơn giản và nhanh chóng cho ngày Tết rồi nhé!

>>Xem thêm: Cách nấu thịt kho tàu ăn Tết

Cách làm giò heo hầm thảo mộc tại nhà| Công thức giò heo hầm thảo mộc độc quyền

Cách làm giò heo hầm thảo mộc tại nhà| Công thức giò heo hầm thảo mộc độc quyền

Món giò heo hầm thảo mộc thơm ngon đặc trưng, thảo mộc khi hầm ngấm và chân giờ. Chân giò heo sau khi hầm mềm mềm, dai dai. Chân giò heo hầm thảo mộc là món ăn không những thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng. Hôm, nay mình sẽ chia sẻ với các bạn cách làm món ăn này nhé!

1. Nguyên liệu làm giò heo hầm thảo mộc Hàn Quốc

Nguyên liệu làm chân giò hầm thảo mộc Hàn Quốc

Nguyên liệu làm chân giò hầm thảo mộc Hàn Quốc

Chân giò heo (chân trước): 1,6kg

Gạo lức: 50 gram

Nước mắm ngon: 60 gram

Nước tương đậu nành lên men: 30 gram

Mật ong: 20 gram

Rượu trắng: 5 gram

Hạt café: 5 gram

Quả táo: 1 quả (100-200 gram)

Táo tàu: 4 quả

Cam thảo: 2 lát

Tỏi: 2 củ

Gừng tươi: 1 nhánh cỡ 50 gram

Hành tím: 50 gram

Quế cây: 3 gram

Hoa hồi: 3 gram

Bột ớt Hàn Quốc: 6 gram

Tiêu đen: 5 gram

Nước dừa: 1 lít

>>Mua giò heo hầm thảo mộc ở đâu?

2. Các bước làm chân giò heo hầm thảo mộc

– Bước 1: Sơ chế chân giò heo

Bước 1: Sơ chế chân giò heo trước khi hầm

Sơ chế chân giò heo trước khi hầm

Bí quyết để khử mùi của giò heo: cho khoảng 2 lít nước sạch vào nồi, bật bếp lên. Lúc nước còn lạnh thì cho 2 củ tỏi, thêm 2 lát gừng và 2 muỗng café hạt đã rang vào nồi nước. 3 vị tỏi, gừng và café sẽ khử đi mùi của giò heo.

Đun sôi nồi nước, sau đó cho giò heo vào để trụng 5 phút. Sau đó vớt ra thau nước lạnh, dùng dao cạo sạch lông trên da, rửa sạch lại với nước và cho ra rổ để ráo nước.

– Bước 2: Tách bỏ xương và ướp chân giò

Bước 2: Lấy xương và ướp chân giò

Lấy xương và ướp chân giò

Chân giò sau khi để ráo nước, chúng ra sẽ dùng dao để lấy phần xương chân giò bỏ đi. Rọc 1 đường dọc chân giò cho đến tận xương, sau đó rọc nhẹ nhẹ lần lần dọc phần xương để bỏ phần xương đi. Sau khi rọc bỏ phần xương heo, dùng dao cắt nhỏ những thớ thịt dày ra để lúc ướp cho thấm gia vị.

Lấy phần rượu trắng đã chuẩn bị rưới đều lên lớp thịt của chân giò, thêm 1 muỗng café bột ớt, 10 gram mật ong, 4 muỗng café nước mắm. Thoa đề cho thịt thấm gia vị (mát xa thịt thật đều).

Sau khi đã ướp thịt xong, quấn thịt là và dùng chỉ buộc thật chặt. Để khoảng nửa giờ cho chân giò ngấm gia vị.

– Bước 3: Chao thảo mộc và chân giò qua dầu sôi

Chao thảo mộc và chân giò

Chao thảo mộc và chân giò

Chao dầu ăn vào chảo, cho các loại thảo mộc vào để chao qua dầu: 3 bông hoa hồi, 3 gram quế cây, 3 lát gừng, 50 gram hành tím. Khi dầu nóng bỏ các nguyên liệu vào, chao sơ khoảng 1 phút thì vớt ra.

Cho chân giò heo đã ướp vào chao sơ qua dầu, sau đó vớt ra.

– Bước 4: Hầm chân giò heo với thảo mộc

Hầm chân giò

Hầm chân giò

Cho vào nồi 1 lít nước dừa, 2 lít nước lạnh, đun sôi. Cho các thảo mộc vào túi vải gồm: 1 muỗng café tiêu hạt, 2 lát cam thảo, 4 trái táo tàu (Cắt ra), gạo lứt, gừng, hành tím, hoa hồi, táo cắt nhỏ, 5 gram bột ớt Hàn Quốc. Sau đó bọc túi vải chặt lại.

Khi nước đã sôi, cho phần nước mắm còn lại vào nồi, thêm phần nước tương và phần mật ong đã chuẩn bị vào, thêm 5 gram muối để dằm vị lại, nêm lại nước có vị vừa vừa là được.

Cho giò heo và túi thảo mộc vào hầm không đậy nắp cho đến khi cạn nước. Các bạn nấu khoảng 60-90 phút thì giò heo sẽ mềm.

Sau đó vớt chân giò ra, ngâm vào thau nước lạnh. Phần nước hầm chân giò nấu cho đến khi sệt lại, sau đó nêm nếm cho vừa ăn. Phần chân giò đã ngâm trong nước đá nguội thì rưới phần nước sốt lên.

Chân giò heo hầm thảo mộc ăn keo với lá mè hoặc lá tía tô, chấm với tương chấm Hàn Quốc sẽ rất ngon.

Trên đây là cách làm chân giò heo hầm thảo mộc Hàn Quốc mà mình muốn chia sẻ đến các bạn. Món này làm tốn khá nhiều thời gian, tuy nhiên, nếu bạn làm đúng cách sẽ cho ra thành phẩm món chân giò hầm thảo mộc ai ăn cũng khen. Chân giò heo hầm thảo mộc không những thơm ngon mà còn giàu giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, nếu có thời gian, hãy làm món này để có một bữa ăn ngon cho gia đình đổi khẩu vị nhé! Chúc các bạn thành công.

>>Xem thêm: Cách làm thịt kho tàu chuẩn bị ngày Tết

Cách nấu chè trôi nước thơm dẻo không bị cứng| Nấu chè trôi nước cúng rằm

Cách nấu chè trôi nước thơm dẻo không bị cứng| Nấu chè trôi nước cúng rằm

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn, bảy nổi ba chìm với nước non”, nhắc đến 2 câu thơ này hẳn là bạn đã biết về món chè trôi nước rồi đúng không? Hôm nay chúng ta sẽ học cách làm món chè trôi nước tại nhà cho những dịp cúng rằm hàng tháng nhé.

1. Các lưu ý trước khi bắt đầu nấu món chè trôi nước

Nấu chè trôi nước không quá khó nhưng sẽ tốn nhiều thời gian của các bạn, vì vậy, nếu thật sự có thời gian thì bạn hãy nấu món này nhé. Nếu chỉ cần chè trôi nước để cúng thì bạn có thể ra chợ mua là được. Nhưng nếu bạn có tay nghề, nấu món chè trôi nước nhiều để tặng hàng xóm làm mối quan hệ thì thật tuyệt vời.

Ngoài ra, nấu chè trôi nước có mắc phải một số lỗi như:

– Bột bị sống do nhồi không đều trước khi nấu hoặc nấu chưa chín.

– Nhân bánh bị cứng do sử dụng không đúng loại bột hoặc quá trình làm bột quá khô.

– Bánh trôi nước sau khi chín bị rã do gói không kỹ, bị bể và nước ngấm vào trong quá trình nấu.

Và còn nhiều nguyên nhân khác nữa mà bạn có thể bị mắc lỗi nếu lần đầu nấu hoặc không chuẩn bị kỹ trong quá trình nấu. Giờ thì bạn đã biết việc nấu chè trôi nước không đơn giản rồi đúng không? Nếu vẫn còn muốn thử thì chúng ta cùng vào bếp làm món này thôi nào.

2. Cách nấu chè trôi nước truyền thống

2.1 Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho món chè trôi nước

Đậu-xanh-lột-vỏ-để-nấu-chè-trôi-nước

Đậu xanh để nấu chè trôi nước

Nguyên liệu Số lượng Cách chế biến nguyên liệu
Đậu xanh không vỏ 200 gram Đem vo sơ qua với nước sạch, sau đó bỏ vô nồi cơm điện, đổ nước sấp mặt và nấu đến khi cạn nước, tranh thủ lúc đậu còn nóng dùng muỗng tán nhuyễn đậu. Đổ ra tô cho nguội.
Bột nếp 400 gram Lấy 350g cho vào tô, đổ khoảng 100ml nước vào, ngâm khoảng 30 phút, sau đó lấy ra, bỏ trên mặt phẳng và nhồi cho nhuyễn, nếu bột khô thì cho thêm nước vào, nếu bột ướt quá thì cho phần bột khô còn chừa lại vô. Nhồi đến khi nào bột mềm mịn và dẻo quánh lại thì ngưng.
Gừng 1 củ Rửa sạch, gọt vỏ và đập dập, cắt mỏng.
Dầu ăn 5 muỗng cà phê
Hành lá 50 gram Cắt nhuyễn, dùng để xào với nhân bánh trôi nước.
Mè trắng 10 gram Rang cho đến khi vàng đều.
Đường vàng hoặc đường thốt nốt 300 gram
Muối ½ muỗng cà phê

2.2 Cách nấu chè trôi nước vàng ươm bắt mắt

Để món chè trôi nước vàng ươm các bạn sử dụng đường thốt nốt để nấu nhé. Sau đây là các bước thực hiện món chè trôi nước:

– Bước 1: Làm nhân bánh trôi nước

Xào-nhân-bánh-trôi-nước

Xào nhân bánh trôi nước

Cho dầu ăn vào chảo, đợi khi dầu sôi lên thì cho hành lá vào, xào sơ qua, sau đó cho đậu xanh đã nấu vào, thêm 1 chút muối, xào khoảng 5 phút thì nhấc chảo xuống, để nguội. Sau khi đậu đã nguội thì vo thành từng viên vừa ăn.

– Bước 2: Gói bánh

Gói nhân bánh trôi nước

Gói nhân bánh trôi nước thành từng viên vừa ăn

Bột sau khi đã nhào mịn thì ngắt từng cục ra, để trên lòng bàn tay và đập dẹp cho nó mỏng ra, sau đó cho viên nhân đậu vào giữa, bọc kín lại. Chú ý cần bọc kín lại để khi nấu nhân không bị ngấm nước làm bể viên chè.

– Bước 3: Luộc bánh trôi nước

Cho một cái nồi lớn lên bếp, đổ khoảng 2 lít nước cho nước hơn nửa nồi, nấu nước sôi thì thả từng viên bánh trôi nước đã gói vào. Tiếp tục nấu cho đến khi những viên này nổi lên mặt nước thì vớt ra thau nước lạnh, sau đó vớt ra cho ráo nước.

– Bước 4: Nấu nước đường

Nấu chè trôi nước

Bắt nồi lên bếp, cho khoảng 200 ml nước lọc vào, cho 300 gram đường, gừng tươi đã cắt lát vào. Nấu nước sôi và khuấy đều khoảng 10 phút thì cho những viên chè đã nấu vào, nấu tiếp khoảng 5 phút thì tắt bếp.

– Bước 5: Vớt chè ra tô và thưởng thức

Vớt-chè-ra-tô-và-thưởng-thức

Vớt chè ra tô khi còn nóng, cho thêm một chút mè rang lên mặt và thưởng thức.

Vậy là với 5 bước kể trên bạn đã học được cách nấu món chè trôi nước rồi nhé. Còn bây giờ, bắt tay vào làm thử đi để xem tay nghề bạn tới đâu nha.

3. Cách nấu chè trôi nước ngũ sắc

Chè trôi nước ngũ sắc

Chè trôi nước ngũ sắc

3.1 Nguyên liệu

Nguyên liệu làm bánh trôi nước

Đậu xanh không vỏ: 200 gram (ngâm với nước lạnh 4 tiếng trước khi nấu)

950 gram đường cát trắng

1 bịch bột nếp 400 gram

1 củ khoai tây 300 gram

Nguyên liệu làm màu bánh

1 bó lá dứa 100 gram (lấy màu xanh)

200 gram củ dền (màu tím)

1 muỗng canh bột dành dành (cho màu vàng)

1 muỗng canh bột gấc (cho ra màu đỏ)

Nguyên liệu làm nước cốt dừa

1 củ gừng nhỏ 150 gram

1 muỗng café muối

1 muỗng canh bột nếp

400 ml nước cốt dừa đậm đặc

3.2 Cách làm chè trôi nước ngũ sắc

  • Bước 1: Hấp đậu xanh và khoai tây

  • Bước 1: Hấp đậu xanh và khoai tây

    Bước 1: Hấp đậu xanh và khoai tây

Đậu xanh sau khi đã ngâm 4 tiếng, cho vào nồi để hấp. Khoai tây gọt vỏ, cắt lát và cho vào nồi hấp chung với đậu xanh. Đậy nắp và hấp trong khoảng 15-20 phút. Sau đó gắp phần khoai tây đã chín ra để riêng, phần đậu xanh múc ra 1 cái tô lớn.

  • Bước 2: Làm màu chè trôi nước
Bước 2: Làm màu chè trôi nước

Bước 2: Làm màu chè trôi nước

Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ. Sau đó cho vào cối xay sinh tố, thêm 150ml nước và xay thật nhuyễn. Sau đó cho ra ray để lọc lấy nước.

Củ dền gọt vỏ, cắt nhỏ. Sau đó cho vào cối xay, thêm 150ml nước lọc và xay nhuyễn. Cho ra ray và lọc lấy nước.

Bột dành dành và bột gấc các bạn cho vào chén, sau đó cho 100ml nước sôi vào, khuấy đều. Lọc qua ray để lấy nước.

  • Bước 3: Nhồi bột và vo viên nhân

Bước 3: Nhồi bột và vo viên nhân

Bước 3: Nhồi bột và vo viên nhân

Cho bột vào 1 cái thau. Sau đó cho phần khoai tây đã hấp vào, thêm ½ muỗng café muối. Dùng muỗng tán nhuyễn khoai tây với bột. Sau khi tán nhuyễn khoai tây với bột thì chia làm 5 phần để làm 5 màu chè khác nhau.

Với 5 phần bột đã chia ra, cho từng phần màu vào để nhồi. Bột nhồi xong cần nhảo nhảo là đạt yêu cầu. Sau khi nhồi hết thì cho những cục bột vào thau, đậy kín nắp để tránh bột bị khô.

Phần đậu xanh hấp giờ cũng nguội rồi, các bạn nhồi cho đậu xanh mịn ra. Sau khi đã nhồi mịn thì các bạn vo thành từng viên, mỗi viên nặng 30 gram là được.

  • Bước 4: Vo chè và nấu nước cốt dừa

Bước 4: Vo chè và nấu nước cốt dừa

Bước 4: Vo chè và nấu nước cốt dừa

Dùng 50 gram bột để làm phần vỏ, cho nhân đậu xanh vào trong và từ từ ém lại thành 1 viên tròn. Tiếp tục làm cho đến hết các viên còn lại. Nếu còn dư bột thì các bạn vo thành viên nhỏ làm chè ỉ.

Cho nước dừa vào nồi, thêm 1 muỗng canh bột nếp vào và khuấy đều cho tan hết. Thêm 1/3 muỗng café muối và 30 gram đường vào. Nấu đến khi nước sôi lăn tăn thì tắt bếp.

  • Bước 5: Luộc chè và nấu chè trôi nước

Bước 5: Luộc chè và nấu chè trôi nước

Bước 5: Luộc chè và nấu chè trôi nước

Bắt 1 nồi nước sôi, khi nước đã sôi thì cho những viên chè đã vo vào. Sau khi nước sôi lên thì luộc thêm 2 phút và vớt chè ra.

Bắt lên bếp 1 nồi nước (1,5 lít), sao đó cho phần đường còn lại vào, thêm 1/3 muỗng café muối, thêm vài lát gừng cắt lát mỏng vào. Khuấy đều khi nước đường sôi trở lại thì cho phần chè đã luộc vào.

Nấu khoảng 3 phút cho sôi thật sôi sau đó tắt bếp, cho ra tô, thêm phần nước cốt dừa vào là dùng được.

Trên đây là 2 cách làm chè trôi nước mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Mỗi cách làm sẽ cho ra 1 sản phẩm khác nhau. Tuỳ sở thích mà các bạn có thể chọn cách làm khác nhau. Chúc các bạn thành công!

>>Xem thêm: Cách làm món trứng cút nướng chén phô mai thơm ngon béo bùi

>>Xem thêm các công thức nấu ăn khác TẠI ĐÂY

Cách làm trứng muối cực kỳ đơn giản tại nhà

Cách làm trứng muối cực kỳ đơn giản tại nhà

Món trứng muối dễ ăn, dùng làm nguyên liệu làm bánh bông lan trứng muối, các món ốc sốt bơ trứng muối, hoặc đơn giản là luộc ăn sáng với cháo trắng cũng rất ngon. Hôm nay Bếp Tâm sẽ chia sẻ với các bạn cách làm trứng muối tại nhà, cùng tham khảo nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Nguyên liệu làm trứng muối

Nguyên liệu làm trứng muối

Trứng vịt: 10 quả (chọn những trứng vịt có màu xanh nhạt, loại này khi làm trứng muối sẽ có tròng đỏ đẹp mắt).

Muối bọt: 500 gram

Nước sạch: 1 lít

Hủ đựng trứng: 1 cái

Rượu trắng: 50 ml

Các bước thực hiện

– Bước 1: Sơ chế trứng

Bước 1: Sơ chế trứng trước khi ngâm

Bước 1: Sơ chế trứng trước khi ngâm

Trứng các bạn đem đi rửa thật sạch. Sau đó vớt ra rổ, dùng giấy thấm dầu hoặc khăn lau nhẹ nhàng cho thật khô. Sau đó bật quạt thổi cho trứng thật khô.

Cho trứng vào thau, sau đó cho 50ml rượu trắng vào. Đeo bao tay vào và thoa đều rượu lên trứng, sau khi thoa xong thì để yên 5 phút. Mục đích của việc thoa rượu lên trứng để lòng đỏ trứng sau khi muối sẽ có màu đẹp hơn.

Sau khi thoa rượu lên trứng, cho trứng ra đĩa, sau đó dùng quạt, quạt khô trứng.

– Bước 2: Ngâm trứng muối

Bước 2: Các bước ngâm trứng muối

Bước 2: Các bước ngâm trứng muối

Cho muối vào nồi, sau đó cho 1 lít nước vào, đun cho nước muối sôi thì hạ lửa nhỏ, nếu thêm 3 phút. Tắt bếp và đổ nước muối ra tô, để cho nước muối thật nguội. Để thử độ mặn của muối, khi cho nước muối ra tô, lúc nước muối còn ấm thì cho vào vài hạt cơm nguội, nếu cơm nguội nổi thì độ mặn vừa để muối trứng. Vớt những hạt cơm này ra. Để cho tô nước muối nguội hẳn thì đem đi ngâm trứng.

Cho tất cả trứng vào hủ thuỷ tinh, cho nước muối vào cho ngập hết trứng. Phần nước muối còn dư cho vào 1 cái bao ni lông để trên mặt hủ dằn trứng xuống ngập nước. Đập hủ thuỷ tinh lại và muối trong vòng 2 tuần. Để hủ trứng muối ở nơi tối hoặc dùng khăn trùm lại.

Thành phẩm trứng vịt muối sau 2 tuần ngâm

Thành phẩm trứng vịt muối sau 2 tuần ngâm

Thành phẩm món trứng vịt muối của chúng ta thành công thì lòng đỏ trứng sẽ cứng lại, màu cam tươi đẹp mắt, phần lòng trắng trứng lỏng.