Món cháo vịt là một trong những món ăn phổ biến nhất của người miền Tây, hầu như trong các bữa tiệc của người miền Tây đều xuất hiện món cháo vịt. Hôm nay bếp Tâm sẽ chia sẻ với các bạn cách nấu món cháo vịt thơm ngon không bị tanh mùi vịt để đãi cả nhà ngày Tết nhé.

1. Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cháo vịt

Để làm món cháo vịt, các bạn cần chuẩn bị sẵn các nguyên liệu như sau:

Stt Nguyên liệu Số lượng Chi phí (VND)
1 Vịt đồng 1 con tầm 2,5 kg 150.000
2 Gạo tẻ 250 gram 4.000
3 Nấm rơm 150 gram 12.000
4 Hành tím phi 50 gram 5.000
5 Bắp cải 1 cái khoảng 500 gram 10.000
6 Giá đỗ sống 200 gram 4.000
7 Rau răm 50 gram 2.000
8 Hành lá 3 tép 1.000
9 Củ gừng tươi 2 củ tầm 50 gram 2.000
10 Chanh tươi 2 trái 2.000
11 Ớt tươi chín 5 trái 1.000
12 Tỏi tươi 1 củ 2.000
13 Củ cà rốt 1 củ cỡ 100 gram 3.000
14 Hạt nêm 2 muỗng canh Có sẵn trong bếp
15 Muối ½ muỗng canh muối Có sẵn trong bếp
17 Bột ngọt ½ muỗng cafe Có sẵn trong bếp
18 Tiêu xay 2 muỗng café Có sẵn trong bếp
19 Rượu trắng 3 muỗng canh Có sẵn trong bếp
20 Đường 4 muỗng canh Có sẵn trong bếp
21 Nước mắm 3 muỗng canh Có sẵn trong bếp
Tổng chi phí 190.000

*Chú ý: Giá các nguyên liệu trên có thể thay đổi tuỳ theo vùng miền hoặc thời gian trong năm.

2. Các bước làm món cháo vịt thơm ngon

– Bước 1: Cách rửa vịt để nấu món cháo vịt thơm ngon

rua-sach-vit-bang-ruou-trang-va-gung-tuoi

Rửa vịt bằng gừng tươi và rượu trắng để hết mùi lông vịt

Lấy 1 củ gừng ra, gọt sạch vỏ và rửa sạch, sau đó cắt thành từng lát mỏng. Cho con vịt vào một 1 cái thau, sau đó đổ phần gừng đã cắt lát vào, cho thêm 3 muỗng rượu trắng đã chuẩn bị vào. Dùng gừng thoa đều lên mình con vịt cho nó sạch mùi hôi vịt đi.

Thoa đều khoảng 3 phút thì dùng nước sạch rửa lại cho thật sạch con vịt. Sau khi rửa xong thì đem vịt để ra rổ cho thật ráo nước.

– Bước 2: Cách rang gạo để nấu cháo vịt

rang-gao-de-nau-chao-vit

Rang gạo trước khi nấu cháo vịt

Lấy phần gạo đã chuẩn bị đem đi vo sơ qua cho sạch. Sau đó trộn với 1 muỗng muối, để đó khoảng 10 phút thì đem đi rang. Rang gạo cho đến khi gạo lốm đốm vàng thì tắt bếp.

Bắt 1 cái nồi lên bếp, cho khoảng 2 lít nước vào, nấu nếu khi nào sôi thì đổ phần gạo đã rang vào. Sau đó nấu tiếp khoảng 30 phút cho gạo nở ra. Khi gạo đã nở thì cho con vịt vào. Nấu tiếp 30 phút, cứ mỗi 10 phút lại trở vịt 1 lần.

– Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác

tron-goi-bap-cai-de-an-chao-vit

Bào bắp cải và của cà rốt để làm gỏi ăn cháo vịt

Nấu rơm rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng hoặc cắt đôi. Sau đó cho lên chảo xào sơ qua. Sau đó cho nấm rơm đã xào vào nồi cháo.

Bắp cải mang đi rửa, sau đó bào thành từng sợi nhỏ. Củ cải đỏ thì gọt sạch vỏ, bào thành từng lát nhỏ. Cho bắp cải và cà rốt đã bào vào 1 cái thao, cho thêm ½ muỗng canh muối, cho thêm 1 ít nước và trộn đều, ngâm trong khoảng 10 phút.

Tỏi ớt rửa sạch và băm nhuyễn để riêng ra 1 cái chén. Chia làm 2 phần, 1 phần làm nước trộn gỏi, 1 phần làm nước mắm gừng ăn cháo vịt.

Hành lá, ngò rí rửa sạch và cắt nhuyễn. Rau răm rửa sạch cắt khúc khoảng 2 centimet.

– Bước 4: Làm nước trộn gỏi

Cho 2 muỗng canh đường vào 1 cái chén, nặn thêm 1 trái chanh vào. Thêm 1 muỗng canh nước mắm và khuấy đều lên. Cho 1 phần tỏi ớt băm vào và tiếp tục khuấy đều.

Lấy phần bắp cải với cà rốt đã ngâm ra, rửa sạch bằng nước, sau đó để cho thật ráo nước. Khi nào ăn cháo hãy trộn gỏi, trộn trước nó sẽ không ngon.

– Bước 5: Cách làm nước mắm gừng không bị đắng ăn cháo vịt

lam-nuoc-mam-gung-an-chao-vit

Làm nước mắm gừng ăn cháo vịt

Lấy 1 củ gừng còn lại gọt sạch vỏ và cắt lát, sau đó cho vào 1 cái cối và giã cho nó nhuyễn. Khi gừng đã nhuyễn thì các bạn bỏ gừng vào 1 miếng vải và vắt sạch nước đi (nước này làm gừng bị đắng). Sau khi vặt sạch nước thì đổ gừng ra cái cối và cho thêm phần tỏi ớt đã băm nhuyễn vào, giã thêm chút nào cho đều.

Cho hỗn hợp đã giã nhuyễn ra chén, thêm vào 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, nặn thêm nửa trái chanh và 1 ít bột ngọt. Khuấy đều hỗn hợp trên và nêm nếm cho hợp khẩu vị.

– Bước 6: Cách nêm nếm món cháo vịt

Cháo vịt khi đã nhừ thì cho vào 2 muỗng canh hạt nêm, nửa muỗng canh đường, ½ muỗng cafe bột ngọt, ½ muỗng cafe muối và khuấy đều lên. Nêm nếm cho hợp khẩu vị ăn với gia đình. Vớt vịt đã chín ra. Để cho nguội, khi con vịt đã nguội thì chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

– Bước 7: Trộn gỏi và thưởng thức món cháo vịt

hoan-thanh-cach-nau-mon-chao-vit

Món cháo vịt đã hoàn thành

Lấy phần bắp cải đã ráo nước, cho thêm phần rau răm đã vô, đổ phần nước trộn gỏi đã làm lúc nãy vào và trộn đều lên. Cho cháo nóng ra tô, thêm hành lá, ngò rí đã cắt nhuyễn, tỏi phi vào, cho thêm tiêu xay lên mặt và thưởng thức món cháo vịt ngon tuyệt.

Với những chia sẻ chi tiết trên đây về cách nấu cháo vịt thơm ngon, chúng tôi mong rằng bạn có thể tự nấu món cháo vịt này để đãi cả nhà những dịp tụ hợp sum vầy hoặc lâu lâu nấu cháo vịt để đổi món cho cả gia đình.

3. Một số lưu ý khi ăn món cháo vịt

Thịt vịt là loại thịt gia cầm, có tính hàn, vì vậy khi ăn cháo vịt cần ăn với rau răm và gừng cho ấm bụng. Nếu ăn món cháo vịt vào buổi sáng hoặc buổi trưa sẽ tốt hơn so với buổi tối. Trái với những loại cháo khác, không nên ăn cháo vịt lúc cơ thể suy nhược hoặc đang bị bệnh, bị ho.

Các món ăn kỵ với thịt vịt gồm: thịt ba ba, mận đỏ, tỏi.

>>Xem thêm: Cách làm vịt nấu chao không bị hôi lông

>>Xem thêm các công thức nấu ăn khác TẠI ĐÂY

Tải công thức nấu món cháo vịt: