Cách nấu món thịt kho tôm mặn ngọt cho bữa cơm thêm đậm đà trọn vị

Cách nấu món thịt kho tôm mặn ngọt cho bữa cơm thêm đậm đà trọn vị

Lại thêm một món mặn mà Bếp Tâm sẽ giới thiệu đến các bạn hôm nay, đó là món thịt kho tôm mặn ngọt. Món ăn này là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình, nhiều người vẫn hay gọi nó với các tên khác là tôm rim thịt. Cùng xem công thức làm món này nào!

1. Các nguyên liệu cần chuẩn bị:

Để làm món này, các bạn cần chuẩn bị tôm và thịt ba rọi là 2 nguyên liệu chính, công thức nấu món này cụ thể như sau:

Nguyên liệu nấu món thịt kho tôm mặn ngọt

Nguyên liệu nấu món thịt kho tôm mặn ngọt

Stt Nguyên liệu nấu Số lượng
1 Tôm thẻ 300g
2 Thịt ba rọi 400g
3 Hành tím (7 củ) 20g
4 Tỏi (cỡ 5 tép) 10 g
5 Tiêu xay (1 muỗng canh) 5g
6 Nước mắm cá cơm 10N (2 muỗng canh) 20g
7 Đường (2 muỗng canh) 15g
8 Bột ngọt (2 muỗng café) 10g
9 Muối (1 muỗng canh) 15g
10 Hành lá (1 tép lớn) 20 gram
11 Dầu ăn (2 muỗng canh) 15g

2. Cách làm thịt kho tôm mặn ngọt

– Bước 1: Sơ chế tôm

Tôm mua về, các bạn lấy cắt bỏ đầu, sau đó lấy phần ruột trên lưng tôm ra. Chi tiết cách làm các bạn xem cái video minh họa nha.

– Bước 2: Rửa và cắt thịt ba rọi

Thịt ba rọi các bạn cho vào cái thau, sau đó cho 1 muỗng canh muối vào, chà sát thịt cho sạch thật sạch. Sau đó rửa sạch lại bằng nước. Vớt thịt ra rổ để ráo nước thì cắt thịt thành từng lát mỏng. Sau đó cắt lại thành từng miếng vuông nhỏ nhỏ.

Cách thịt ba rọi thành từng miếng nhỏ hình vuông

Cách thịt ba rọi thành từng miếng nhỏ hình vuông

– Bước 3: Băm hành tím và tỏi

Hành tím lột vỏ, đập dập và băm nhuyễn, cho ra chén. Tỏi cũng lột vỏ, đập dập và băm nhuyễn, cho ra chén. Nếu các bạn thích ăn ớt thì băm nhuyễn vài trái ớt. Hành lá thì lột vỏ, cắt nhuyễn để riêng phần gốc và phần lá ra.

– Bước 4: Ướp tôm và thịt ba rọi với gia vị

Ướp tôm và thịt ba rọi

Ướp tôm và thịt ba rọi

Ướp tôm và thịt riêng, cho 1 muỗng café bột ngọt vào phần tôm và 1 muỗng vào phần thịt ba rọi.  Cho tiếp nữa muỗng café muối và mỗi bên. Tiếp theo là 1 muỗng café đường cho mỗi bên luôn. Thêm 2 muỗng café nước mắm cá cơm 10N của ADC cho mỗi bên. Cho chút hành tím vào thịt. Trộn đều gia vị lên. Ướp trong 15 phút cho thấm gia vị.

– Bước 5: Kho thịt

Kho thịt ba rọi với tôm cho đến khi cạn nước

Kho thịt ba rọi với tôm cho đến khi cạn nước

Bắt chảo lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào, thêm 1 muỗng canh đường. Sau đó để lửa vừa, khuấy cho đến khi đường chuyển sang màu caramel thì cho phần thịt vào, dùng đũa đảo đều. Sau đó cho phần gốc hành lá vào, tiếp thành là hành tím băm và tỏi băm vào. Đảo thêm khoảng 3 phút, sau đó thêm 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường vào.

Cho tôm vào và đảo đều đến khi nào tôm vàng đỏ lên thì cho vào 100ml nước. Nấu tiếp khoảng 20 phút đến khi nồi tôm kho thịt cạn nước (hình minh họa) thì cho hành lá cắt nhuyễn và tiêu xay vào (nếu ăn ớt thì cho thêm ớt vào).

Vậy là bạn đã nấu xong món thịt kho tôm mặn ngọt rồi đó. Món này các bạn có thể ăn cùng với canh khoai mỡ, rau luộc hoặc các món xào đều rất ngon. Món này cũng không khó lắm, các bạn có thể tự làm tại nhà cho bữa cơm gia đình đậm đà trọn vị. Chúc các bạn thành công!

>>>Cách làm xá xíu bằng chảo tại nhà

Cách nấu mì quảng gà tại nhà| Công thức nấu mì quảng miền nào ăn cũng ngon

Cách nấu mì quảng gà tại nhà| Công thức nấu mì quảng miền nào ăn cũng ngon

Mì quảng là món ăn bình dân của người dân miền Trung. Ở Sài Gòn, mình quảng được bán nhiều ở khắp các con phố. Nếu bạn đã ăn mì quảng rồi mà hôm nay về quê hoặc đang ở nhà không biết mua ở đâu thì có thể tự học cách nấu mì quảng gà này để tự nấu luôn. Cùng xem công thức nấu mì quảng gà hôm nay nhé!

1. Nguyên liệu nấu mì quảng gà

nguyen-lieu-nau-mi-quang-ga-tam-ky

Nguyên liệu chính để nấu mì quảng gà

– Nguyên liệu nấu nước thưn

Nước này đậm đặc, chan trực tiếp vào mì quảng để ăn.

Stt Nguyên liệu Số lượng
1 Gà ta 1 con đã làm sạch
2 Tiêu 1 gram
3 Hạt nêm 1 muỗng canh
4 Bột ngọt 1 muỗng café
5 Đường 2 muỗng canh
6 Muối 1 muỗng café
7 Nước mắm 1 muỗng canh
8 Củ nén 20 gram
9 Dầu đậu phộng 20 gram
10 Nghệ 10 gram
11 Sả băm 1 muỗng canh
12 Ớt không cay 1 muỗng café

– Nguyên liệu làm nước chan

Nước này là nước hầm xương, nêm nếm cho vừa ăn để ăn kèm khi nước thưn quá mặn thì chúng ta có thể cho thêm nước này vào.

Stt Nguyên liệu Số lượng
1 Nước lọc 4 lít
2 Hành tím 50 gram
3 Xương gà 500 gram
4 Hạt nêm 1 muỗng café
5 Đường 1 muỗng canh
6 Muỗi Nửa muỗng café
7 Nước mắm 1 muỗng canh

2. Cách nấu mì quảng gà: các bước chi tiết

Bước 1: Làm sạch gà chặt gà thành từng miếng nhỏ

Bước 1: Làm sạch gà bằng gừng và muối, sau đó chặt thành từng miếng nhỏ

Bước 1: Làm sạch gà bằng gừng và muối, sau đó chặt thành từng miếng nhỏ

Gà mua về, các bạn cho vào 2 muỗng canh muống, chà sát cho sạch lông còn dính. Bỏ thêm vào vài lát gừng, cho vài lần cho thật sạch thì đêm đi rửa với nước. Sao đó cho vào rổ để khô nước.

Mang gà ra chặt thằng từng miếng nhỏ vừa ăn. Chặt để riêng phần xương và phần thịt, phần xương đem đi nấu nước dùng.

Bước 2: Nấu nước thưn

Bước 2: Hầm xương gà để làm nước dùng

Bước 2: Hầm xương gà để làm nước dùng

Chuẩn bị 1 cái nồi lớn, cho vào 4 lít nước, cho phần xương gà vào nấu. Khi nước sôi thì hớt sạch phần bọt trên mặt để nước dùng được trong hơn, đẹp mắt hơn (vớt phần bọt đừng vớt mỡ gà nhé!). Sau đó cho 50gram củ hành tím vào. Để lửa vừa và nấu tiếp khoảng 1 tiếp cho xương gà ra chất ngọt.

Bước 3: Ướp thịt gà

Bước 3: Ướp thịt gà

Bước 3: Ướp thịt gà

Củ nén các bạn đem đi ngâm trong nước sau đó bóp cho tróc phần vỏ bên ngoài đi. Dùng dao bén cắt bỏ đầu. Sau đó cho củ nén vào cối giã sợ cho hơi dập là được. Phần củ nghệ thì gọt vỏ, sau đó cho vào bao nilong và giã nhuyễn.

Lấy phần thịt gà đã chặt ra, cho 1 nửa củ nén đã đập dập vào. Trộn đều củ nén với thịt gà. Sau đó cho phần gia vị đã chuẩn bị vào gồm: 10 gram sả băm, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng café bột ngọt, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm. Trộn đều cho thấm gia vị. Sau đó cho nghệ vào.

Bước 4: Phi nén và xào gà

Bước 4: Xào thịt gà

Bước 4: Xào thịt gà

Cho 100 gram dầu đậu phộng vào chảo, đun đến nóng thật nóng cho đến khi chảo dầu bốc khói, sau đó tắt lửa. Để nguội xíu thì cho phần củ nén đã đập dập còn lại vào chảo, bật lửa lên, phi đến khi nào nén vàng thì cho ra tô.

Cho 1 chút dầu phi nén trở vào chảo, bật bếp vào xào phần thịt gà đã ướp. Xào đến khi thịt gà săn lại và thơm thì cho nước dùng vào. Lấy phần nước bên nồi hầm xương gà, cho vào ngập phần thịt gà đã xào, nấu tiếp 15 phút.

Bước 5: Nêm nếm nước thưn

Bước 5: Nêm nếm nước thưn

Bước 5: Nêm nếm nước thưn

Cho nửa muỗng canh muối, 1 muỗng canh đường vào, nên hơi nhạt để nước còn rặc lại nữa. Cho thêm chút màu dầu điều cho có màu đỏ.

Phần nước hầm xương các bạn có thể nêm chút muối, chút đường để dành ăn kèm nếu nước dùng quá mặn.

Bước 6: Làm nước chấm ăn mì quảng

Bước 6: Làm nước chấm thịt gà

Bước 6: Làm nước chấm thịt gà

Cắt mỏng 2 tép tỏi cho vào cối, thêm 2 trái ớt xanh, 2 trái ớt chín, thêm 1 muỗng canh đường, giã cho thật nhuyễn. Sau đó cho nước mắm vào, thêm ¼ trái chanh vào. Nêm nếm nước mặm sao cho mặn mặn, ngọt ngọt là được.

Vậy là các bạn đã làm xong món mì quảng gà rồi đó, giờ chúng ta cùng ăn muốn này thôi nào!

3. Cách ăn mì quảng gà

Thưởng thức tô mì quảng gà

Thưởng thức tô mì quảng gà

Chuẩn bị các loại rau để ăn mì quảng gồm cải con, rau húng lủi, bắp chuối và giá. Bánh để ăn kèm là bánh tráng nướng. Chúng ta có thể mua mì quảng có bán sẵn ngoài chợ hoặc bánh phở cũng được. Trước khi ăn, cần bắc 1 nồi nước sôi, sau đó trụng bánh phở qua nước sôi, cho ra tô. Cho nước dùng và thịt vào, sau đó cho rau vào. Thế là các bạn đã có tô mình quảng ngon tại nhà rồi.

>>>Cách nấu cà ri vịt chuẩn bị miền Tây

Cách nấu bánh canh cá lóc bột gạo vô cùng đơn giản tại nhà

Cách nấu bánh canh cá lóc bột gạo vô cùng đơn giản tại nhà

Tranh thủ ngày cuối tuần Bếp Tâm xin giới thiệu đến các bạn cách nấu bánh canh cá lóc bột gạo nha! Món này ăn với rau đắng thì khỏi chê luôn. Nếu bạn đã ăn bánh canh cá lóc thì biết nó ngon thế nào, cùng xem cách làm món này nào!

1. Nguyên liệu nấu bánh canh cá lóc

Các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu có trong bảng sau trước khi nấu bánh canh cá lóc:

Nguyên liệu cho món bánh canh cá lóc bột gạo

Nguyên liệu cho món bánh canh cá lóc bột gạo

Stt Nguyên liệu Số lượng
1 Xương đuôi heo 500 gram
2 Cá lóc 1 ký
3 Bánh canh bột gạo 1 ký
4 Tỏi băm 2 muỗng canh
5 Ớt băm 1 muỗng canh
6 Hành tím băm 2 muỗng canh
7 Hành tím cắt lát 2 muỗng canh
8 Dầu điều 4 muỗng canh
9 Hành lá băm 2 muỗng canh
10 Củ nén băm 2 muỗng canh
11 Rượu trắng 2 muỗng canh
12 Gốc ngò rí 5 gốc
13 Dầu ăn 50 ml
14 Gia vị Đường, hạt nêm, nước mắm

2. Cách nấu bánh canh cá lóc bột gạo

– Bước 1: Sơ chế cá lóc và ướp cá

Đem cá lóc đi làm sạch, sau đó cho chút rượu trứng và muối và để khử mùi tanh của cá lóc. Đem các lóc đi rọc hết phần da và phi lê cá ra, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, phần xương để riêng xíu mình nấu nước dùng. Cho phần thịt cá đã phi lê vào tô, cho vào 1 nửa ớt băm, tỏi băm, hành tím băm đã chuẩn bị vào, thêm 2 muỗng canh dầu điều vào, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh nước mắm, trộn đều. Ướp 20 phút cho thịt cá thấm gia vị.

– Bước 2: Phi hành tím

Bắt 1 cái chảo lên bếp, cho 50ml dầu ăn vào, dầu nóng thì cho phần hành tím cắt lát vào. Phi hành tím cho đến khi hành vàng thì vớt ra.

Các bước nấu bánh canh cá lóc

Các bước nấu bánh canh cá lóc bột gạo

– Bước 3: Hầm xương

Lấy phần xương đuôi heo mang đi rửa sạch. Bắt 1 nồi nước lên để trụng xương, khi nước đã sôi thì gắp từng cục xương cho vào nồi, 30 giây sau vớt xương ra. Bắt 1 nồi nước khác lên, cho hết phần xương đã trụng vào nồi, thêm 1 củ hành tây đã cắt làm 4 vào. Hầm xương trong 1 tiếng. Khi hầm được 40 phút thì cho phần xương cá lóc vào.

– Bước 4: Rim cá lóc

Lấy phần dầu ăn của cái chảo phi hành, sau đó cho tỏi, hành tím và ớt băm còn lại vào chảo (chừa lại tý tỏi băm xíu làm nước dùng). Thêm 2 muỗng canh củ nén băm vô luôn. Xào sơ sau đó cho phần thịt cá lóc đã ướt vào. Tiếp tục rim thịt cá lóc 10 phút, chút ý đừng trở nhiều làm nát thịt cá.

– Bước 5: Làm nước dùng ăn bánh canh cá lóc

Cho tý tỏi băm còn lại vào chảo, phi cho vàng, sau đó cho 1,5 lít nước lọc vào. Thêm 5 gốc ngò rí vào vào. Sau đó lọc lấy phần nước hầm vào vào nồi nước dùng này. Nêm nếm cho vừa ăn: cho 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng café đường, vớt hết bọt trên mặt ra.

– Bước 6: Cho bánh canh vào nồi nước dùng

Khi nồi nước dùng đã sôi lên thì chúng ta cho bánh canh vào, nấu 3-5 phút cho bánh canh chín. Cho thêm 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng café đường vào. Sau đó nêm nếm vừa ăn và vớt bánh canh ra tô. Cho thịt cá lóc lên mặt và thêm tý hành lá cắt nhuyễn vào.

Tô bánh canh cá lóc đã hoàn thiện

Tô bánh canh cá lóc đã hoàn thiện

3. Cách nấu bánh canh cá lóc miền Nam

Nấu bánh canh cá lóc miền Nam khá đơn giản, các bạn chú ý làm sao để nấu được nước dùng thơm, ngọt và không bị tanh là đạt yêu cầu nhé, cùng xem chi tiết cách nấu bánh canh cá lóc miền Nam.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Cá lóc: 1 con (nếu có cá lóc đồng càng tốt).
  • Nấm rơm: 100 gram
  • Gốc ngò rí: 5 gốc
  • Hành lá: 5 tép
  • Tôm khô: 10 gram
  • Hành tím: 5 củ
  • Hành phi: 20 gram
  • Bánh canh bột gạo: 1 ký
  • Nước mắm ngon: 20ml
  • Gia vị: đường, muối, bột ngọt, tiêu

Các bước nấu bánh canh cá lóc miền Nam

Bước 1: Làm thịt và ướp cá lóc
Phi lê và ướp cá lóc

Phi lê và ướp cá lóc

Cá lóc: 1 con cỡ 1 ký hoặc hơn. Cá lóc sau khi mua về làm sạch, lấy phần ruột để riêng. Rửa sạch và cắt đầu cá để riêng, sau đó phi lê thịt các ra, bỏ phần xương ra riêng để nấu nước dùng. Sau khi phi lê cá xong, cho chút rượu trắng vào và mang đi rửa. Phần cá phi lê đen đi cắt lát mỏng. Sau khi cắt xong thì cho vào 1 muỗng café nước mắm, nửa muỗng café muối, 1 muỗng café đường, nửa muỗng café bột ngọt, thêm chút tiêu. Thêm 2 muỗng café dầu ăn vào cho cá không bị khô.

Bước 2: Nấu nước dùng

Bắt 1 cái nồi lớn lên bết, cho 3,5 lít nước lọc vào, thêm 10 gram tôm khô. Thêm 5 củ hành tím vào. Nấu nước sôi thì cho nửa muỗng café rượu vào, sau đó cho xương cá vào. Thêm 5 góc ngò rí vào, vớt bọt sạch, cho thêm phần mỡ cá vào và nấu trong 45 phút. Nấu khoảng 20 phút thì cho cái đầu cá vào.

Bước 3: Sơ chế nấm rơm

Lấy 100 gram nấm rơm ra, cho 1 muỗng canh bột mì vào thau nấm. Ngâm 10 phút cho nấm bớt mùi và trắng hơn. Cho nửa muỗng muối vào và bóp cho sạch nấm. Rửa sạch với nước và để ráo.

Bước 4: Công thức nêm nước dùng bánh canh cá lóc
Nồi bánh canh đã nấu xong

Nồi bánh canh đã nấu xong

Nồi nước dùng bây giờ còn khoảng 3 lít nước. Giờ các bạn thêm 3 muỗng canh muống hột, 1 muỗng canh đường trắng, 50 gram đường phèn, nửa muỗng café bột ngọt. Chờ đường phèn tan hết thì cho vào 1 muỗng canh nước mắm và nêm nếm lại cho vừa ăn thì cho nấm rơm vào. Nấu khoảng 5 phút.

Bước 5: Xào cá lóc

Thịt cá đã ướp được khoảng 20 phút thì mang đi xào xơ cho săn thịt lại là được. Cho ra 1 cái tô riêng.

Bước 6: Trụng bánh canh
Tô bánh canh cá lóc miền Nam

Tô bánh canh cá lóc miền Nam

Nấu 1 nồi nước khác, cho bánh canh vào nấu khoảng 3 phút thì vớt ra. Để ráo nước thì cho vào nồi nước dùng. Nấu tiếp 3 phút cho bánh canh thấm gia vị. Thêm gốc hành vào. Cho phần thịt cá lóc đã xào vào, cho ra tô, thêm hàng lá, tỏi phi lên là xong.

Trên đây là 2 cách nấu bánh canh cá lóc mà mình chia sẻ đến các bạn. Tuỳ vào khẩu vị và sở thích của mỗi người mà khi nấu sẽ cho ra những hương vị khác nhau. Nếu bạn nấu bánh canh cá lóc để bán, thì cho nhiều gia vị hơn để cho nước dùng đậm đà và hấp dẫn hơn.

>>>Cách nấu cháo sườn miền Nam

Cách nấu cháo lươn ngon không bị tanh| Cháo lươn tẩm bổ cho cả nhà

Cách nấu cháo lươn ngon không bị tanh| Cháo lươn tẩm bổ cho cả nhà

Có nửa ký lươn thì giờ làm món gì ngon? Thử cách nấu cháo lươn này xem ngon không nhé, không quá cầu kỳ, với các nguyên liệu đơn giản là bạn đã có thể nấu ngay món cháo lươn cho cả nhà rồi. Cùng xem cách nấu cháo lươn của Bếp Tâm nhé!

1. Nguyên liệu để nấu cháo lươn

Các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món cháo lươn:

Nguyên liệu để nấu cháo lươn

Nguyên liệu để nấu cháo lươn

Stt Tên nguyên liệu Số lượng
1 Lươn sống Nửa ký
2 Thịt bằm 100 gram
3 Gạo tẻ 1 chén
4 Nếp Nửa chén
5 Hành tím 5 củ
6 Hành lá 5 tép
7 Bột nghệ 1 muỗng cà phê
8 Nước mắm, hạt nêm, muối, đường, tiêu

2. Cách nấu cháo lươn ngon

Đầu tiên, các bạn đi vo gạo, sau đó cho vào nồi nấu trước rồi chúng ta sẽ đi chế biến các nguyên liệu khác. Sau khi đã bắt nồi cháo nấu thì chúng ta bắt tay vào sơ chế các nguyên liệu sau:

Các bước nấu cháo lươn

Các bước nấu cháo lươn

– Bước 1: Chế biến lươn

Lươn mua về làm sạch, cắt khúc. Sau đó cho vào 1 muỗng cà phê muối và 2 muỗng canh giấm vào phần lươn đã làm sạch, cắt khúc. Sau đó dùng tay chà sát cho lươn sạch hết nhớt. Dùng dao lấy hết phần máu đông trên bụng lươn ra (vì máu này làm lươn bị tanh). Sau đó mang đi rửa sạch với nước.

– Bước 2: Làm hành phi

Hành tím cắt lát mỏng, chia làm 2 phần, 1 phần đem trộn với chút bột bắp, 1 phần để xào thịt và xào lươn. Bắt chảo lên, cho dầu ăn vào, dầu nóng thì chúng ta cho phần hành phi đã trộn với bột bắp vào chiên cho nó vàng thì vớt hành phi ra.

– Bước 3: Xào thịt

Sau khi lấy hành phi ra, cho chút dầu vào chảo, cho tý hành phi vào, khi dầu nóng thì cho phần thịt bằm vào. Cho vào 1/3 muỗng cà phê hạt nêm và 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, thêm tý muối. Xào thịt 3 phút cho chín. Sau đó cho ra đĩa để xíu ăn cháo.

– Bước 4: Xào lươn

Bắt chảo lên bếp, cho chút dầu ăn vào, sau đó cho phần hành tím vào, xào xíu thì cho lươn vào xào. Lươn phải mang đi xào xăn trước khi cho vào nấu cháo nếu không lươn sẽ bị tanh nhé. Cho lươn vào chảo xong, cho thêm nửa muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng canh nước mắm ngon, 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê bột ngọt. Xào cho phần lươn săn lại.

Giờ nồi cháo đã nhừ rồi, các bạn cho phần lươn đã xào xào nồi cháo. Khuấy đều lên và nêm nếm lại cho vừa ăn. Sau đó cho phần thịt bằm đã xào vào nồi cháo luôn. Nấu thêm chút nữa thì múc cháo ra tô, cho thêm hành phi và tiêu lên là đã có tô cháo lươn ngon hết ý rồi nha!

>>>Cách nấu lẩu cá tầm chua cay

Cách nấu cháo lòng ngon ăn sáng| Nấu cháo lòng tại nhà

Cách nấu cháo lòng ngon ăn sáng| Nấu cháo lòng tại nhà

Lâu rồi chưa ăn món cháo lòng, nhiều khi ra ngoài ăn cũng ngại vệ sinh an toàn thực phẩm. Hôm nào mời các bạn cùng vào bếp xem cách nấu cháo lòng ngon để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà nhé. Món này mà ăn sáng thì hết ý nha, cùng xem cách thực hiện nào!

1. Nguyên liệu để nấu cháo lòng ngon

Các nguyên liệu chính để nấu món cháo lòng của chúng ta gồm lòng heo, thịt và xương heo. Ngoài ra còn có các loại rau nấm khác, sau đây là bảng chi tiết các nguyên liệu cần chuẩn bị:

Nguyên liệu chính để nấu cháo lòng

Nguyên liệu chính để nấu cháo lòng

Stt Tên nguyên liệu

Số lượng

1 Nấm rơm 100 gram
2 Ngò rí, hành lá, lá quế Mỗi thứ vài cọng
3 Gừng 1 củ
4 Hành tím 100 gram
5 Giá 300 gram
6 Muối 1 muỗng canh
7 Đường 1 muỗng café
8 Bột ngọt 3 muỗng canh
9 Gạo tẻ 200 gram
10 Giò chéo quầy 3 cây
11 Phèo non 300 gram
12 Gan heo 300 gram
13 Xương heo 300 gram
14 Thịt ba rọi 300 gram
15 Huyết heo 300 gram
16 Tim heo 300 gram

2. Cách nấu cháo lòng ngon: các bước làm

Các bước nấu cháo lòng

Các bước nấu cháo lòng

– Bước 1: Làm sạch lòng heo

Bắt 1 nồi nước cỡ 1,5 lít, đun sôi nước thì cho 1 muỗng café muối vào. Khi đó cho hết phần lòng heo vào, thêm cả phần xương và thịt ba rọi vào. Nấu 2 phút sau đó vớt ra, rửa sạch lại bằng nước chanh và muối.

– Bước 2: Luộc lòng heo

Chuẩn bị 1 cái nồi, cho 2 lít nước vào. Sau đó cho phần lòng heo, thịt ba rọi và xương vào nồi, luộc 30 phút cho nó chín. (Chừa phần gan heo lại và huyết heo lại).

Phần gan heo vào 1 cái nồi. Luộc 30 phút cho gan heo chín.

– Bước 3: Rang gạo và cho vào cháo

Gạo đem đi vo sạch, để vào cái ray cho ráo nước. Mang gạo đi rang cho gạo hơi vàng là được. Sau đó cho gạo vào cối xay cho gạo hơi nát ra như hạt tấm là được. Cho phần gạo rang đã xay vào nồi lòng đang luộc. Nấu tiếp 30 phút cho cháo nhừ.

– Bước 4: Sơ chế các nguyên liệu khác

Trong thời gian chờ cháo nhừ, các bạn đi cắt nhỏ phần nấm rơm. Gừng cũng mang ra cắt sợi nhuyễn. Các loại rau thơm mang đi cắt nhuyễn. Phần huyết heo thì cắt miếng vuông vừa ăn. Sau đó đem huyết heo đi luộc với nước sôi và gừng trong vòng 5 phút. Sau đó vớt huyết ra cho vào thau nước đá ngâm 10 phút.

– Bước 5: Vớt lòng và thịt ra, cho nấm rơm vào

Nấu được 30 phút kể lúc đổ gạo vào thì các bạn vớt lòng và thịt ba rọi ra. Cho phần huyết đã ngâm và nấm rơm vào nồi, nấu tiếp 10 phút. Cho hết phần hạt nêm, muối, đường, bột ngọt vào nồi cháo. Nêm nếm lại cho vừa ăn. Nấu tiếp 10 phút

– Bước 6: Cắt gan, thịt đã luộc

Vớt phần gan đã luộc lúc nãy ra, cắt lát mỏng. Phần hành tím và tỏi thì cắt lát mỏng, cho vào chảo phi cho vàng thì vớt ra. Phần lòng và thịt ba rọi cũng đã nguội, các bạn mang ra cắt mỏng vừa ăn.

Món cháo lòng đã hoàn thành

Món cháo lòng đã hoàn thành

Giờ các bạn tắt bếp, cho giá vào tô, múc chảo đổ lên, thêm lòng và thịt vào, rắc rau thơm lên là đã có tô cháo lòng thơm ngon ăn sáng rồi đó. Các bạn làm thêm nước mắm trong để chấm lòng nhé. Chúc các bạn thành công!

>>>Xem thêm: Cách nấu cháo chim bồ câu cho bé 7 tháng tuổi

Cách nấu lẩu cá tầm chua| Nấu lẩu thái cá tầm tại nhà

Cách nấu lẩu cá tầm chua| Nấu lẩu thái cá tầm tại nhà

Cá tầm với hương vị thơm ngọt, rất giàu dinh dưỡng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng làm món lẩu cá tầm chua. Sau đây là cách nấu lẩu cá tầm chua mà Bếp Tâm đã sưu tầm, các bạn lưu lại để dùng khi cần nhé!

1. Nguyên liệu để nấu lẩu cá tầm chua

Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho nồi lẩu cá tầm chua:

nguyen-lieu-nau-lau-ca-tam-chua

Nguyên liệu để nấu lẩu cá tầm

Stt Nguyên liệu Số lượng
1 Cá tầm tươi sống 1 con cỡ 1,5 ký
2 Khóm (dứa) 1 trái
3 Ớt sừng không cay 1 trái to
4 Củ riềng 1 củ to
5 Cà chua 2 trái
6 Tương cà 50ml
7 Bịch nấu lẩu 2 bịch
8 Sả cây 5 tép
9 Củ hành tím 5 của nhỏ
10 Tỏi 1 củ to
11 Dầu ăn 50ml

Trên đây là các nguyên liệu để nấu nồi lẩu. Các bạn cần chuẩn bị thêm các loại rau, nấm ăn kèm như rau muống, rau răm, nấu rơm, nấm kim chi, …

2. Cách nấu lẩu cá tầm chua

Các bước chi tiết nấu lẩu cá tầm:

Các bước nấu lẩu cá tầm chua

2.1 Chế biến cá tầm

Cá tầm mua về, cạo sạch vải, cắt khúc cỡ 5cm.

2.2 Làm nước nấu lẩu

Cắt nhỏ khóm cho vào cối xay sinh tố, cà chua cắt nhỏ cho vào cối xay sinh tố, lấy 1 nửa củ riềng cho vào cối xay sinh tố, cắt nửa trái ớt sừng cho vào cối xay sinh tố. Xay nhuyễn hỗn hợp này.

2.3 Xào tỏi, sả, riềng cho thơm

Hành tím lột vỏ, băm nhuyễn. Tỏi lột vỏ, băm nhuyên. Phần củ riềng còn lại đem đi băm nhuyễn với sả cây, chú ý là băm chứ đừng dùng máy xay sinh tố xay nhé. Sau khi sơ chế xong củ hành, tỏi và sả, củ riềng băm thì đi xào các nguyên liệu này.

Bắt 1 cái nồi lên, cho 50ml dầu ăn vào. Cho hành và tỏi đã băm nhuyễn vào, xào sơ, sau đó cho tiếp phần riềng và sả băm vào. Xào đến khi tỏi vàng thì cho phần nước đã xay nhuyễn trong cối xay sinh tố ra. Xào sơ qua rồi cho thêm 2 lít nước vào nồi.

2.4 Cách nấu lẩu cá tầm chua

Nấu nồi nước ấm ấm thì cho từng khúc cá tầm vào. Sau đó cho 2 bịch nấu lẩu thái vào. Tiếp theo cho 1 vá tương cà vào. Nấu đến khi nước sôi thì cho 1,5 muỗng canh đường vào, thêm 1 muỗng café muối, 1 muỗng café hạt nêm vào. Hớt bỏ phần bọt trên mặt đi. Nêm lại xem vừa ăn chưa, nếu chưa thì thêm gia vị.

Nồi lẩu cá tầm đã nấu xong rồi, giờ các bạn cho thêm rau, nấm vào và thưởng thức. Món lẩu cá tầm rất thơm ngon và bổ dưỡng. Món này các bạn có thể thực hiện vào ngày cuối tuần hoặc những ngày mưa sẽ rất ngon. Chúc các bạn thành công!

>>Xem thêm: Cách nấu lẩu hải sản chua cay tại nhà

3. Cách nấu lẩu cá tầm chua cay kiểu nhà hàng

Khi nấu lẩu cá tầm theo kiểu nhà hàng thì sử dụng cá tầm lớn, 1 con từ 10-30 ký. Nước lẩu nấu 1 lần cho khoảng 30-50 người ăn, vì vậy các bạn cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu và số lượng phải nhiều nữa.

3.1 Chuẩn bị nguyên liệu:

– Cá tầm

– Dứa

– Sa tế

– Giấm bỗng (cơm mẻ).

– Hành tây, hành tím, tỏi, ớt, sả, đường, bột ngọt, nước mắm.

– Cà chua, đậu phụ non, rau cần tây, cần tàu.

3.2 Các bước nấu lẩu cá tầm:

– Bước 1: Chế biến cá tầm
Cắt lát cả tầm thành từng miếng cỡ 0.5 cm

Cắt lát cả tầm thành từng miếng cỡ 0.5 cm

Cá tầm chế biến, rửa sạch, sau đó cắt thành từng miếng mỏng cá 0,5 cm.

– Bước 2: Xào các nguyên liệu

Dùng 1 cái chảo to, có đáy sâu. Đặt chảo lên bếp, cho 100ml dầu ăn vào, đun sôi. Cho vào chảo 1 muỗng canh hành tím băm và gừng băm vào, đảo đều.

Sau đó cho đĩa sả, dứa, hành tây, cà chua và ớt băm vào chảo. Sau đó thêm 20ml nước, đảo tiếp 5 phút.

– Bước 3: Nấu nước dùng

Cho 2 lít nước lọc vào chảo. Sau đó nêm đường, bột ngọt, sa tế, nước mắm, bổng rượu vào nồi nước dùng. Nêm nếm lại cho vừa ăn.

– Bước 4: Sơ chế các nguyên liệu ăn kèm lẩu

Các bạn đem nấu đùi gà ra cắt thành từng lát dày. Cà chua cắt là 4, dứa cắt lát dày sau đó cắt làm 4. Hành tây lột vỏ sau đó cắt làm 4. Hành lá, mùi tàu cắt khúc cỡ 5 cm. Thêm 1 miếng rán đậu, 1 miếng đậu phụ non thì cắt làm 8. Cho tất cả vào 1 cái nồi nhỏ để ăn lẩu.

Dùng vá lấy nước trong nồi nước lẩu cho và cái nồi nhỏ, ăn hết tới đâu thì châm thêm nước lẩu tới đó.

>>Xem thêm: Cách nấu canh chua cá lóc không bị tanh