Cách làm vịt nấu chao không bị hôi lông| Công thức làm lẩu vịt nấu chao miền Tây

Cách làm vịt nấu chao không bị hôi lông| Công thức làm lẩu vịt nấu chao miền Tây

Vịt nấu chao là một trong những món ngon đặc sản của miền Tây sông nước. Tuy nhiên một số bạn rất ngại làm món này vì nếu làm không kỹ sẽ bị tanh mùi lông vịt ăn sẽ không ngon. Hôm nay Bếp Tâm sẽ chia sẻ với các bạn cách làm vịt nấu chao không bị hôi lông để các bạn có thể tự làm cho gia đình mình nhé!

1. Nguyên liệu làm vịt nấu chao

nguyen-lieu-lam-mon-vit-nau-chao-final

Nguyên liệu làm món vịt nấu chao

– Thịt vịt đã làm sẵn: 1,5 ký

– Bún tươi: 1 ký

– Khoai môn: 500gr

– Rau mồng tơi + Rau muống: 500gr

– Hành lá: 20gr

– Gừng, hành tím, ớt, tỏi: 50gr mỗi loại

– Nước lọc: 1 lít

– Nước dừa tươi: 1 trái cỡ 500ml

– Chao môn: 8 muỗng canh

– Đường phèn: 1 muỗng canh

Hạt nêm ADC: 2 muỗng canh

Nước mắm cá cơm của ADC: 1 muỗng canh

– Màu dầu điều: 2 muỗng canh

– Muối: 1 muỗng canh

– Rượu trắng: 2 muỗng canh

2. Các bước làm vịt nấu chao

– Bước 1: Cách khử mùi hôi lông của vịt

Gừng gọt vỏ rửa sạch, 1 phần băm nhuyễn, 1 phần đem đập dập để rửa vịt.

Chuẩn bị 1 cái thau, cho vịt đã làm sẵn vào, cho 2 muỗng canh rượu trắng vào, thêm 1 muỗng canh muối hạt và phần gừng đã đập dập vào. Đảo đều vịt và dùng gừng chà sát lên da vịt trong khoảng 5-10 phút là được.

Sau đó đem rửa sạch với nước, cho ra rổ để cho rỏ nước rồi đem vịt đi chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

– Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Tỏi, ớt, hành tím đem đi băm nhuyễn, sau đó cho ra đĩa chung với phần gừng đã băm nhuyễn lúc nãy. Hành lá lột vỏ rửa sạch, để riêng xíu dùng sau.

Khoai môn đem gọt vỏ, cắt thành từng miếng lớn sau đó chiên sơ các mặt hơi vàng sau đó vớt ra giấy đĩa có giấy thấm dầu.

Rau mồng tơi với rau muống đem đi rửa sạch, cắt bỏ những phần gốc đã già đi.

– Bước 3: Ướp thịt vịt

Cho 1 nửa phần tỏi, hành tím, ớt và gừng đã băm nhuyễn vào phần thịt vịt đã chặt. Cho thêm vào 1 muỗng canh đường phèn, 8 muỗng chao đã chuẩn bị vào. Đeo bao tay vô và trộn đều thịt vịt với gia vị. Ướp thịt vịt 1 tiếng cho thấm gia vị.

– Bước 4: Hầm thịt vịt

Bước-4-hầm-thịt-vịt

Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng rồi cho hết phần hành tím, tỏi, ớt và gừng băm còn lại vào. Phi cho thơm thì cho phần vịt đã ướp vào. Đảo đều cho vịt xăn lại hết thì cho 500ml nước dừa vào. Đổ thêm 1 lít nước. Đậy nắp lại, nấu trên lửa lớn đến khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, nấu tiếp 30 phút cho thịt vịt chín.

Sau khi hầm vịt được 30 phút thì cho 2 muỗng canh hạt nêm vào, thêm 1 muỗng canh nước mắm, cuối cùng cho khoai môn vào và hầm tiếp 10 phút cho khoai môn chín.

Khi vịt và khoai môn đã chín thì các bạn cho hành lá và ớt lên mặt và thưởng thức.

Thưởng thức món vịt nấu chao

Thưởng thức món vịt nấu chao

Món vịt nấu chao này các bạn dùng chao để chấm luôn nhé!

Trên đây là cách làm vịt nấu chao miền Tây, ngoài ra còn nhiều công thức làm món vịt ngon nữa, theo dõi chúng tôi tại Fanpage – Bếp Tâm – Nấu ăn là hạnh phúc để cập nhật thêm nhiều công thức nấu ăn ngon nữa.

3. Cách bảo quản món vịt nấu chao

Với nồi vịt nấu chao khá nhiều nên đôi khi bạn sẽ không dùng hết, vì vậy cần có cách bảo quả để có thể ăn thêm 1 bữa nữa. Nếu sau khi ăn vẫn còn thì bạn cần vớt thịt vịt ra cái tô riêng và dùng màng co quấn lại, để trong ngăn mát tủ lạnh. Phần nước các bạn có thể để trong nồi hoặc cho ra tô riêng rồi cho vào ngăn mát để bảo quản.

Vịt nấu cho nên ăn trong ngày hoặc dùng trong vòng 12 giờ, không nên để quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe.

4. Giá trị dinh dưỡng của nồi vịt nấu chao vừa làm

Thịt vịt là loại thịt có giá trị dinh dưỡng cao (hơn cả thịt gà). Giá trị dinh dưỡng của 1,5 ký thịt vịt vừa nấu:

– Năng lượng: 4005 Kcal

– Chất béo: 76,65g

– Protein: 186,9g

– 798g cholesterol và vitamin

Thịt vịt được coi là loại thuốc bổ điều hòa ngũ tạng, lợi thủy, trừ nhiệt, bổ hư. Thịt gà ngọt, mềm có tính ấm, dễ tiêu hóa; thịt vịt mặn, dai có tính hàn nhưng tanh và khó tiêu hơn. Vì vậy không nên ăn thịt vịt vào buổi tối hoặc lúc cơ thể bị yếu.

Xem thêm: Cách làm gà hấp nước mắm siêu ngon

_________________________________________________________________

Được chắt lọc từ những mẻ cá cơm tươi rói, ủ chượp theo phương pháp truyền thống trong suốt 12 tháng. Chúng tôi đã cho ra đời loại nước mắm cá cơm thượng hạng có màu vàng rơm đặc trưng, hoàn toàn tự nhiên và không chứa chất bảo quản.
Nước mắm cá cơm TAM’S của ADC được đóng chai trong quy trình khép kín, đảm bảo ATVSTP cho người tiêu dùng.
Nước mắm cá cơm thượng hạng TAM’S 30N của ADC Foods thật sự thiên nhiên, là ưu tiên hàng đầu cho sức khỏe bà con mình.
📲Bà con có thể đặt hàng tại:
Cách làm trứng ngâm nước tương ngon| Cách chế biến món ăn từ trứng

Cách làm trứng ngâm nước tương ngon| Cách chế biến món ăn từ trứng

Trứng được ưa chuộng vì dễ chế biến. Món trứng khá dễ ăn và có nhiều cách chế biết khác nhau. Hôm nay chúng ta cùng nhau vào bếp và học thêm 1 cách chế biến mới từ trứng nhé. Cùng xem cách làm trứng ngâm nước tương kiểu Hàn Quốc này xem bạn có làm được không nào!

Nguyên liệu cần có:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Trứng gà: 5 trứng

Nước tương đậu nành TAM’S của ADC: 200ml

– Nước lọc: 200ml

– Đường cát vàng: 100gram

– Muối: 1 muỗng café

– Hành lá: 50gram

– Tỏi, hành tím, ớt: tùy khẩu vị

Nước tương đậu nành TAM’S của ADC an toàn, tiết kiệm, tiện lợi!

Cách làm trứng gà ngâm nước tương

– Bước 1: Luộc trứng gà

Bước 1: Luộc trứng gà

Cho nước vào nồi khoảng 2 lóng tay, sau đó cho 1 muỗng café muối vào. Đun sôi nước. Khi nước sôi thì bỏ trứng gà vào, canh đúng 6 phút thì vớt ra cho vào thau nước lạnh. Sau đó lột sạch vỏ.

Lưu ý: Trong khi luộc các bạn nên dùng đũa đảo nhẹ để trứng không bị nứt vỏ, chín đều, có lòng đỏ tròn đẹp.

– Bước 2: Cắt hành tím, hành lá, tỏi và ớt

Bước 2: Cắt hành, tỏi và ớt

Hành tính cắt lát mỏng sau đó cắt nhỏ lại. Tỏi cắt lát mỏng. Hành lá cắt thành tùng khúc nhỏ. Ớt cắt thành từng khoanh nhỏ. Cho tất cả vào 1 cái đĩa.

– Bước 3: Nấu nước tương

Bước 3: Nấu nước tương

Cho 200ml nước tương vào nồi, thêm 200ml nước lọc, 100gram đường, đun sôi. Khuấy đều cho đường tan hết, nấu thêm 2 phút thì tắt bếp, để nguội.

– Bước 4: Ngâm trứng với nước tương

Bước 4: Ngâm trứng với nước tương

Cho trứng đã lột vỏ vào tô, cho hết phần hành, tỏi, ớt đã cắt vào. Cho nước tương ngập bề mặt trứng.

Ngâm trong 8 tiếng là có thể dùng được. Các bạn có thể để trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm dùng sẽ ngon hơn.

Thành phẩm món trứng ngâm nước tương

Thành phẩm món trứng ngâm nước tương

Trên đây là cách làm trứng ngâm nước tương đơn giản tại nhà, với món trứng ngâm nước tương này các bạn có thể ăn cùng với cơm nóng hoặc mì xào.

Trứng ngâm nước tương để được bao lâu?

Món trứng ngâm nước tương có thể ăn được sau khi làm từ 5-8 giờ. Nếu bạn ăn 1 lần không hết thì dùng màng bọc bọc tô đựng trứng lại và để trong ngăn mát tủ lạnh. Món trứng ngâm nước tương có thể bảo quản được trong ngăn mát tủ lạnh từ 1-3 ngày. Lúc này nước tương sẽ thấm vào trứng làm cho trứng có màu sẫm hơn.

Trường hợp bạn không có tủ lạnh thì nên ăn món trứng ngâm nước tương trong khoảng 5-12 tiếng sau khi làm. Không để món ăn qua đêm nếu không được bảo quản trong tủ mát.

>>Xem thêm: Cách làm trứng gà ngâm mật ong

Cách làm gà hấp nước mắm đơn giản tại nhà| Gà chưng nước mắm nhỉ

Cách làm gà hấp nước mắm đơn giản tại nhà| Gà chưng nước mắm nhỉ

Nếu bạn đã ngán món gà rán, gà khó, gà luộc rồi thì hôm nay chúng ta sẽ cùng vào bếp học cách làm gà hấp nước mắm cho cả nhà nào! Gà hấp nước mắm có hương vị đậm đà, dai ngon và khi ăn không bị ngán. Cùng vào bếp chuẩn bị thôi!

1. Các nguyên liệu cần mua

nguyen-lieu-lam-ga-hap-nuoc-mam

Các nguyên liệu cần chuẩn bị

– Gà ta thả vườn: 1 con tầm 1.5 ký, không nên lấy loại quá to hoặc quá nhỏ ăn sẽ không ngon.

– Hành lá: 50gram

– Hành tím: 50 gram

– Tỏi: 20 gram

– Hành tây: 1 củ khoảng 150gram

– Sả: 3 cây

– Gừng: 1 củ

– Rượu trắng: 50ml

– Rau râm: 50gram

– Ngò rí: 5 cọng

– Lá chanh: 5 lá

Nước mắm cá cơm 30N TAM’S của ADC: 50ml

– Bột nghệ: 1 muỗng café

– Gia vị: 2 muỗng café đường, 1 muỗng café hạt nêm ADC, ½ muỗng café tiêu

– Dừa tươi: 1 trái (200ml)

Tương ớt TAM’S của ADC: 6 muỗng café

Trên đây là các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món gà hấp nước mắm.

2. Cách làm gà hấp nước mắm

– Bước 1: Làm sạch gà

Bước 1: Làm sạch gà

Lấy củ gừng đem gọt vỏ, sau đó băm nhuyễn, cho gừng vào chén, thêm 50ml rượu trắng vào, trộn đều.

Sau đó lấy con gà ra, thoa hỗn hợp gừng với rượu lên da gà, chú ý chỉ thoa ngoài da. Thoa khoảng 5 phút là được.

Sau khi thoa xong mang gà đi rửa sạch để ráo nước.

– Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Sả đập dập sau đó cắt thành từng khúc khoảng 7cm. Hành tây lột vỏ, cắt múi cao. Hành tím và tỏi lột vỏ sau đó đập dập. Hành lá cắt khúc.

– Bước 3: Ướp gà

Bước 3: Ướp gà

Lấy phần bột nghệ thoa lên bề mặt da gà cho màu đẹp hơn. Sau đó cho chân gà vào phần bụng của nó, cho thêm 5 lá chanh vào, thêm sả đập dập, hành tím, tỏi, gốc hành lá vào. Dùng cây xiên que xiêm kín bụng gà lại.

!Chú ý: Chừa lại vài cây sả, vài củ hành tím, vài củ tỏi để lát chúng ta sẽ phi thơm.

– Bước 4: Pha nước mắm

Bước 4: Pha nước mắm

Cho 200ml nước dừa vào chén, thêm 50ml nước mắm, 2 muỗng café đường, 1 muỗng café hạt nêm, ½ muỗng café tiêu xay, 6 muỗng café tương ớt vào. Khuấy đều cho hỗn hợp trên tan hết.

– Bước 5: Hấp gà

Bước 5: Hấp gà

Chuẩn bị 1 cái nồi lớn và có đáy hơi sâu để đựng vừa con gà, cho dầu vào đun sôi.

Cho phần tỏi, hành tím và sả còn lại vào phi hơi vàng thì cho con gà vào. Trở đều 2 mặt cho da gà săn lại.

Sau đó cho phần nước mắm đã pha vào, đậy nắp lại và nấu trong 30 phút.

! Cách nhận biết gà chín: Gà đũa đâm vào gà, nếu nước chảy ra màu hồng là gà chưa chín.

Thành phẩm gà sau khi hấp

Thành phẩm gà sau khi hấp

Khi gà đã chín chúng ta đợi nước hơi sệt lại thì dùng vá múc nước chan lên con gà cho thấm đều. Sau đó cho hành tây, hành lá lên mặt và mang ra thưởng thức cùng với rau râm.

Trên đây là cách làm gà hấp nước mắm đơn giản tại nhà dành cho chị em nội trợ lâu lâu muốn đổi món cho gia đình. Món này ăn sẽ vô cùng thơm ngon và hấp dẫn, đặc biệt là đám trả nhà bạn sẽ rất thích nhé! Chúc các bạn thành công.

>>Xem thêm: Cách làm chân gà sốt Thái chua ngọt cực kỳ hấp dẫn

Cách nấu bánh canh chả cá làm được tại nhà| Công thức nấu bánh canh chả cá ngon

Cách nấu bánh canh chả cá làm được tại nhà| Công thức nấu bánh canh chả cá ngon

Món bánh canh chả cá bạn có thấy quen không? Món này là món đặc sản của các tỉnh giáp biển như Vũng Tàu, Nha Trang, Phan Thiết, … Nếu đã từng đi du lịch biển chắc hẳn bạn đã thử qua món này rồi. Hôm nay chúng ta sẽ cùng vào bếp làm món bánh canh chả cá tại nhà nào!

Cách nấu bánh canh chả cá thác lác

Giới thiệu món bánh canh chả cá thác lác với các bạn là vì chả cá thác lác rất dai và ngon. Chả cá thác lác các bạn có thể dễ dàng mua ở bất kỳ chợ nào, vì vậy khi nấu bánh canh chả cá thì nên sử dụng công thức này đầu tiên vì tính tiện dụng, dễ làm và nguồn nguyên liệu dễ tìm kiếm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Nguyên liệu chính:

Các nguyên liệu chính nấu bánh canh chả cá

Các nguyên liệu chính nấu bánh canh chả cá

– Chả cá thác lác: 400gr

– Bánh canh: 500gr

– Xương heo có thịt: 500gr

– Hạt nêm ADC: 2 muỗng canh

– Đường: nửa muỗng canh

Nước mắm cá cơm TAM’S 30N: ½ muỗng canh

– Màu dầu điều: 1 muỗng canh.

– Tiêu: ½ muỗng café.

– Dầu ăn.

Nguyên liệu ăn kèm:

Nguyên liệu ăn kèm

Nguyên liệu ăn kèm

– Giá đỗ: 300gr

– Củ hành tím: 50gr

– Nấm rơm: 100gr

– Ngò rí, hành lá

– 1 quả trứng gà

– Cà rốt và củ cải trắng: 300gr

Các bước nấu bánh canh chả cá thác lác

– Bước 1: Trụng xương và hầm xương

Xương mua về các bạn đem đi rửa sạch, sau đó trụng qua nước sôi 3 phút, vớt ra để ráo nước. Cho vào nồi 1.5 lít nước, cho xương đã trụng vào và hầm trong 1 giờ.

– Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu

Củ cà rốt và củ cải trắng đem đi rửa sạch, gọt vỏ, sau đó cắt hình cánh hoa.

Củ hành tím lột bỏ phần vỏ khô bên ngoài, sau đó cắt lát mỏng, lấy 1 ít đem băm nhuyễn, còn lại để đó xíu dùng sau.

Hành lá lột vỏ, rửa sạch, sau đó cắt phần gốc để qua 1 bên, phần lá cắt nhuyễn.

Nấm chẻ hình dấu cộng đế nấm chín đều.

– Bước 3: Ướp, hấp và chiên chả cá

Cho hạt nêm, đường, dầu ăn, tiêu, hành lá, hành tím băm và nước mắm vào chả cá. Sau đó trộn đều. Dùng chày đâm tiêu quết cho chả cá dai ngon hơn. Các bạn quết khoảng 10 phút.

Sau khi đã quết chả cá xong, cho chả cá ra 1 cái xửng có lót miếng lá chuối và để đó 15 phút rồi mới đem đi hấp khoảng 10 phút cho chả cá chín.

Lấy phần dầu điều đã chuẩn bị ra, cho lòng đỏ trứng gà vào, khuấy đều sau đó quét lên mặt miếng chả cá đã hấp để tạo màu vàng cam đẹp mắt cho miếng chả cá. Sau đó đậy nắp và hấp thêm 5 phút.

Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng dầu ăn và cho miếng chả cá đã hấp vào chiên 2 mặt cho giòn. Sau đó lấy ra, cắt thành từng miếng mỏng.

Mẹo nhỏ: Chả cá quết càng lâu càng dai ngon nhé, nếu có thời gian bạn nên quết lâu hơn 10 phút và đừng dùng máy xay sinh tố để xay nha.

– Bước 4: Cho nguyên liệu vào và nêm nếm nước hầm xương

Phần xương heo sau khi nấu được 1 tiếng, chúng ta cho củ cà rốt vào, nấu thêm 20 phút nữa. Sau đó cho củ cải trắng và nấm rơm vào, nấu thêm 10 phút nữa. Sau đó cho 2 gốc hành vào, nêm nếm cho vừa ăn.

Phần hành tím đã cắt còn lại cho lên chảo, phi vàng.

– Bước 5: Trưng bày và thưởng thức món bánh canh chả cá

Cho giá đỗ, bánh canh vào tô, thêm chả cá lên mặt, thêm chút hành lá, hành phi vào. Sau đó chan nước dùng lên, thêm chút tiêu là chúng ta đã có 1 tô bánh canh chả cá ngon tuyệt rồi.

>>Xem thêm: Cách nấu nui với xương heo ngon ngọt đậm đà

Mẹo nhỏ: Bánh canh chả cá ăn với nước mắm cá cơm nguyên chất 30N TAM’S của ADC sẽ rất tuyệt. Một số khách hàng của chúng tôi cũng rất thích ăn bánh canh chả cá với nước chấm cá cơm TAM’S của ADC vì tính tiện lợi và hương vị thơm ngon.

Nước mắm cá cơm 30N

Nước mắm cá cơm 30N

Nước chấm cá cơm TAM'S của ADC

Nước chấm cá cơm TAM’S của ADC

Cách làm chân gà sốt Thái chua ngọt cực ngon tại nhà

Cách làm chân gà sốt Thái chua ngọt cực ngon tại nhà

Món chân gà sốt Thái đang là món ăn được nhiều bạn ưu chuộng nhất hiện nay. Chân gà sốt Thái với hương vị chua chua, cay cay, mặn mặn, ngọt ngọt khó tả khiến bạn khó thể nào quên khi đã thử. Cùng Bếp Tâm học cách làm chân gà sốt Thái để có thể làm tại nhà ngay nào!

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Các nguyên liệu chính để làm chân gà sốt Thái

Các nguyên liệu chính để làm chân gà sốt Thái

Stt

Tên nguyên liệu

Số lượng

1 Chân gà 1 ký
2 Sả cây 4 cây
3 Cóc non 1 ký
4 Trái tắc (trái hạnh) 0,5 ký
5 Ớt sừng 1 trái
6 Gừng tươi 1 hoặc 2 củ nhỏ
7 Rượu trắng 1 muỗng canh
8 Muối 2 muỗng canh
9 Giấm trắng 2 muỗng canh
10 Nước đá 1 ký nước đá viên
11 Đường thốt nốt 150gram
12 Nước mắm cá cơm 30N TAM’ 150ml
13 Nước cốt me 20gram
14 Ớt bột Hàn Quốc Tùy khẩu vị
15 Tương ớt Tùy khẩu vị
16 Tỏi phi 1 muỗng canh

2. Cách làm chân gà sốt Thái với cóc non

– Bước 1: Sơ chế chân gà

Rửa và cắt đôi chân gà

Rửa và cắt đôi chân gà

Chân gà mua về các bạn cắt hết những cái móng của nó bỏ đi. Sau đó cho vào 1 cái thau, thêm 1 muỗng canh muối, 2 muỗng canh giấm, sau đó bóp chân gà khoảng 3 phút cho sạch, rửa lại bằng nước sạch khoảng 3 lần cho chân gà thật sạch.

– Bước 2: Luộc chân gà và ngâm nước đá

Luộc chân gà

Luộc chân gà

Chân gà sau khi rửa sạch chúng ta sẽ đem đi luộc. Cho khoảng 1 lít nước vào nồi, đun sôi và cho thêm 2 tép sả cắt khúc, đập dập vào, thêm vài lát gừng nữa. Thêm 1 muỗng canh rượu trắng vào, sau đó cho chân gà vào luộc 10 phút trên lửa lớn. Sau đó vớt chân gà ra, rửa sạch lại lần nữa. Sau đó cho ra thau, cho nước đá lên mặt ướp đá trong 20 phút.

– Bước 3: Cách làm nước sốt Thái ướp chân gà

Làm nước sốt Thái ướp chân gà

Làm nước sốt Thái ướp chân gà

Cho 150gr đường vào chảo, thêm 150ml nước mắm ngon ADC, 30gram tương ớt, 30gram ớt bột và 20gram nước cốt me vào chảo, nấu cho đến khi nước mắm đường sôi lên thì cho thêm 100ml nước lọc vào. Nấu cho đến khi nước sốt hơi sánh lại là được (còn khoảng 1 nửa lượng nước ban đầu). Tắt bếp và để cho nước sốt nguội đi.

– Bước 4: Sơ chế các nguyên liệu ướp kèm

Cắt cóc, sả, tắc, ớt để trộn với chân gà

Cắt cóc, sả, tắc, ớt để trộn với chân gà

Cóc non các bạn bào sạch vỏ, bổ đôi. Sả cắt mỏng xéo xéo. Tắc cắt làm đôi, bỏ hạt. Ớt sừng cắt thành từng lát mỏng.

– Bước 5: Ướp chân gà với nước sốt Thái

Ướp chân gà với nước sốt Thái

Ướp chân gà với nước sốt Thái

Cho chân gà sau khi ướp với nước đá 20 phút, các bạn cho chân gà vào cái thau lớn, cho cóc non, sả, ớt, tắc vào. Sau đó cho nước sốt Thái đã nguội vào. Đeo bao tay vào và trộn đều. Cho vào hủ và để trong ngăn mát tủ lạnh 4 giờ để chân gà thấm gia vị.

Trên đây là cách làm chân gà sốt Thái với cóc non. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm chân gà sốt Thái với xoài. Với 5 vừa rồi các bạn đã có thể tự làm món chân gà sốt Thái tại nhà rồi, lưu lại công thức và làm thử nhé. Chúc các bạn thành công!

>>>Xem thêm: Chân gà sốt Thái để được bao lâu?

Cách nấu lẩu cá đuối Vũng Tàu tại nhà| Cách chế biến cá đuối không bị tanh

Cách nấu lẩu cá đuối Vũng Tàu tại nhà| Cách chế biến cá đuối không bị tanh

Món lẩu cá đuối là món ăn mà thực khách khi đến Vũng Tàu đến muốn nến thử. Món lẩu cá đuối có mùi vị rất đặc trưng của cá đuối, từng thớ thịt cá đuối dai ngọt là cảm giác nhớ mãi khi ai đã từng ăn món này. Nếu bạn nhớ món lẩu cá đuối quá mà không thể đi Vũng Tàu ăn được, thì cùng Bếp Tâm học cách nấu lẩu cá đuối Vũng Tàu để lại ngay tại nhà nhé!

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món lẩu cá đuối:

Nguyên liệu nấu lẩu cá đuổi Vũng Tàu

Nguyên liệu nấu lẩu cá đuổi Vũng Tàu

Stt Nguyên liệu Số lượng
1 Cá đuối 1 ký
2 Khóm (dứa) 200 gram
3 Cà chua 2 quả
4 Ớt 5 trái
5 Hành tím 3 củ
6 Tỏi 3 tép
7 Gừng 1 củ nhỏ
8 Sả 2 cây
9 Rau thơm: Quế, ngò gai, rau om 20 gram
10 Gói gia vị lẩu thái nêm sẵn 1 gói (55gram)
11 Đường 4 muỗng cafe
12 Hạt nêm ADC 2 muỗng cafe
13 Nước mắm ADC 2 muỗng cafe
14 Bún tươi 0,5 ký
15 Rau nhúc 0,5 ký
16 Bắp chuối 1 cái
17 Bạc hà 100 gram
18 Măng tươi 250 gram

2. Cách nấu lẩu cá đuối Vũng Tàu:

– Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu nấu lẩu

Cá đuối đem đi làm sạch, sau đó cho 2 muỗng canh muối vào, thêm 2 muỗng canh rượu trắng vào bóp đều cho sạch và khử đi mùi tanh của cá đuối. Rửa sạch lại bằng nước và để ra rổ cho ráo nước.

Hành tím và tỏi lột vỏ, băm nhuyễn.

Gừng gọt vỏ và cắt sợi nhuyễn.

Cà chua cắt múi, bỏ phần cùi và hạt đi.

Sả đập dập và cắt thành 3 khúc.

Ớt lấy 2 trái đi cắt thành từng khoanh nhỏ.

Rau thơm cắt khúc cỡ 1 cm.

Khóm cắt nhuyễn, bỏ cùi.

Măng bào mỏng, bắp chuối cắt nhuyễn, bạc hà cát lát mỏng.

– Bước 2: Cắt và ướp cá

Cá đuối đem cắt thành từng miếng vuông cỡ 3 cm. Sau đó mang đi ướp. Cho vào 1 muỗng café hạt nêm, nửa muỗng café đường, 1 muỗng café nước mắm, thêm phần ớt cắt khoanh vào, chút tỏi băm và hành tím băm nữa (chừa lại chút tỏi và hành tím để xíu phi), cuối cùng là gừng cắt sợi. Trộn đều cá lên, ướp khoảng 20 phút cá thịt cá ngấm với gia vị.

Các bước nấu lẩu cá đuối

Các bước nấu lẩu cá đuối

– Bước 3: Xào nguyên liệu nấu nước lẩu

Cho dầu ăn vào chảo (2 muỗng canh), bật bếp đợi dầu ăn nóng thì cho tỏi và hành tím băm và gừng cắt sợi vào. Phi cho hành và tỏi hơi vàng thì cho khóm đã cắt nhuyễn, xả vào, đảo đều. Tiếp theo là cho cà chua vào. Thêm nửa muỗng muối, nửa muỗng hạt nêm vào, xào thêm 3 phút thì tắt bếp.

– Bước 4: Cách nấu nước lẩu cá đuối Vũng Tàu

Cho 1,5 lít nước vào nồi, đun sôi. Khi nước sôi thì cho khóm và cà chua đã xào vô nồi nước, cho tiếp gói gia vị lẩu thái vào, khuấy đều, nấu cho đến khi sôi thì hạ lửa riêu riêu và nấu thêm 10 phút nữa.

– Bước 5: Xào cá đuối

Cà đuối đã ướp được 20 phút thì chúng ta đem đi xào sơ. Cho 2 muỗng café dầu ăn vào chảo, cho phần tỏi và hành tím băm còn lại vào, phi cho vàng thì cho cá đã ướp vào. Xào cho thịt cá săn lại thì cho cá vào nồi nước lẩu. Thêm 2 muỗng café đường, 1 muỗng canh nước mắm vào, nêm nếm cho vừa ăn.

– Bước 6: Luộc măng

Măng tươi các bạn bào thành từng lát mỏng, sau đó cho vào nồi nước sôi để luộc, thêm 1 muỗng canh muối vào nồi nước luộc trước khi cho măng vào. Luộc măng trong nước sôi 5 phút thì vớt ra rổ.

Cho nồi lẩu ra bàn ăn, cho bắp chuối bào, măng, rau thơm và ớt vào. Cho 2 trái ớt cát lát vào chén, thêm 2 muỗng canh nước mắm vào để làm nước chấm ăn lẩu. Và cuối cùng là mới cả nhà cùng thưởng thước nồi lẩu cá đuối thôi.

Nồi lẩu cá đuối đã nấu xong

Nồi lẩu cá đuối đã nấu xong

>>>Xem thêm: Cách nấu lẩu hải sản chua cay