Ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ? Bạn đã nghe loáng thoáng đâu đó rằng dứa có tác dụng giúp cô bé thơm tho. Do đó, bạn quyết định mua dứa về ăn để xem có thơm không? Và mỗi lần trước khi gặp bạn trai, bạn lại tranh thủ ăn ngay 1 quả dứa. Vậy có đúng không? Cùng tìm hiểu nào!

1.  Sự thật về cô bé của bạn

Chắc bạn chưa biết, chứ bản thân cô bé không có mùi hoặc mùi khó chịu. Theo tiến sĩ Streicher, âm đạo của phụ nữ không có mùi khó chịu. Tuy nhiên, nếu một khi nó xuất hiện mùi khó chịu thì đó có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề, ví dụ như:

– Vệ sinh vùng kín không đúng cách.

– Nhiễm trùng do vi khuẩn.

– Do sự thay đổi độ pH.

– Và thậm chí là sự phát triển của nấm hay do cơ sàn chậu yếu dẫn đến nước tiểu bị tiết ra.

2. Cơ chế tự bảo vệ của cô bé

Hệ vi sinh vật cư trú ở âm đạo rất phong phú, bao gồm cả những chủng vi khuẩn có lợi và có hại. Thông thường, chúng chung sống hòa bình với nhau và không ra gây bệnh, trong đó, trực khuẩn Doderlein (Lactobacilli) chiếm tỉ lệ khoảng 50-80%. Chúng có tác dụng duy trì độ pH cân bằng cho vùng kín luôn trong khoảng 4-6. Khi pH sinh lý của âm đạo được cân bằng, âm đạo có thể duy trì cơ chế bảo vệ tự nhiên chống lại tác nhân gây bệnh (như vi khuẩn, nấm, trùng roi âm đạo,…) có sẵn ở vùng kín hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào.

Tuy nhiên, pH của cô bé lại rất nhạy cảm, không ổn định. Chỉ cần một tác động nhỏ vào khu vực này, như đồ lót quá chật, không đảm bảo vệ sinh, thời kỳ hành kinh, hậu sản… cũng có thể phá vỡ thế cân bằng của pH âm đạo.

Từ những điều này, bạn có thể yên tâm rằng cô bé khoẻ mạnh vẫn thơm tho nhé. Không có gì phải lo cả. Còn hiện tại, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh việc ăn dứa có thể làm cô bé thơm tho. Đó chỉ là kinh nghiệm của một vài người, điều đó có thể sẽ không đúng hoàn toàn với bạn. Vì vậy, nếu bạn có ăn dứa mà cô bé không thơm thì đó cũng là điều bình thường.

3. Ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ?

3.1 Thành phần dinh dưỡng của quá dứa

Các nghiên cứu cho thấy trong 1 ký dứa có chứa các thành phần như:

– 905g nước

– 8g protid

– 10g axit hữu cơ

– 65mg glucid

– 150mg canxi

– 170mg photpho

– 5mg sắt

– 240mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, Caroten, …

3.2 Dứa giúp xương chắc khoẻ xương

ăn-dua-giup-chac-khoe-xuong

Dứa có chứa nhiều vitamin C giúp chắc khoẻ xương

Dứa chứa nhiều vitamin C, mà vitamin C có vai trò củng cố xương cùng các mô liên kết. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy rằng trẻ em, người lớn tuổi nên sử dụng một vài lát dứa mỗi ngày để có được cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, phụ nữ sau khi mãn kinh cũng được khuyên là nên dùng trái thơm thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng loãng xương.

3.3 Ăn dứa giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi

Quả dứa có nhiều vitamin B, vì thế chúng rất tốt cho não bộ và các hoạt động của hệ thần kinh. Sử dụng dứa thường xuyên được cho là giúp cơ thể giảm thiểu tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.

3.4 Dứa cung cấp chất xơ giảm nguy cơ tiểu đường

Chất xơ là một trong những thành phần quan trọng luôn được các chuyên gia khuyến khích những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 sử dụng để nhằm cải thiện lượng đường trong máu, insulin và lipid. Và bạn có biết rằng, một trái dứa có thể cung cấp tới 13 gam chất xơ, gần bằng với lượng chất xơ cần thiết cho người trưởng thành. Chính vì thế, khi sử dụng dứa một cách khoa học, bệnh nhân tiểu đường có thể cải thiện được các triệu chứng bệnh một cách hiệu quả.

3.5 Giúp da căn mịn

thoa-kem-dua-len-mat-giup-duong-da

Dứa có tác dụng giúp da căng mịn

Ăn dứa hoặc bôi trực tiếp chúng lên da sẽ có tác dụng giảm các nếp nhăn, cải thiện kết cấu da đồng thời trị mụn trứng cá khá hiệu quả. Lý do chính là vitamin C và các chất chống oxy hóa có trong trái khóm có khả năng chống lại các tổn thương trên bề mặt da do ô nhiễm, khói bụi và ánh nắng mặt trời mang tới. Hơn nữa, vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng giúp hình thành collagen để cải thiện sức khỏe của làn da.

3.6 Giúp móng tay chắc khoẻ

Các nghiên cứu khoa học cho thấy hiện tượng móng tay bị gãy, mềm hay nứt đều có liên quan đến việc thiếu hụt vitamin A và vitamin B. Vì vậy, nếu bạn muốn có một bộ móng chắc khỏe, bạn nên bổ sung trái thơm vào thực đơn hằng ngày bởi chúng có chứa rất nhiều vitamin A và B.

3.7 Ăn dứa giúp giảm rụng tóc

Chính nhờ đặc tính chống oxy hóa cùng với lượng vitamin C khá dồi dào mà trái dứa thường được sử dụng để cải thiện tình trạng rụng tóc đồng thời nuôi dưỡng mái tóc dày và chắc khỏe hơn. Các bạn có thể sử dụng tinh chất dứa để thoa trực tiếp lên tóc giúp cung cấp dinh dưỡng cho các nang tóc.

3.8 Giảm cục máu đông

Bromelain trong trái dứa có tác dụng làm giảm đông máu quá mức. Các nhà khoa học khuyên rằng, những người thường xuyên đi máy bay hoặc có nguy cơ xuất hiện cục máu đông nên thường xuyên bổ sung dứa vào thực đơn hàng ngày.

>>>Uống nước mía nhiều có tốt không?

4. Ăn dứa sao cho đúng cách

Tránh ăn dứa vào lúc đói vì các acid hữu cơ của dứa cùng Bromelin sẽ tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột gây cảm giác nôn nao, khó chịu.

Tránh ăn quá nhiều dứa vì sẽ dẫn tới mất đi cảm giác ngon miệng.

Nên chọn mua các trái dứa tươi, chín đều và không bị dập nát.

Nên gọt sạch các mắt dứa.

Bạn có thể ăn dứa trực tiếp nhưng nên ngâm dứa với nước muối pha loãng khoảng 10 phút trước khi ăn để loại bỏ các nấm độc đồng thời ức chế enzym phân giải protein khiến người ăn không bị rát lưỡi. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy ép chậm, máy ép trái cây, máy xay sinh tố để làm nên một ly nước ép hay một cốc sinh tố dứa thơm ngon hấp dẫn.

>>>Xem thêm: Cách làm salad giảm cân