Cách nấu canh chua cá lóc ăn 1 lần nhớ mãi không thôi| Hướng dẫn chi tiết ai cũng nấu được

Cách nấu canh chua cá lóc ăn 1 lần nhớ mãi không thôi| Hướng dẫn chi tiết ai cũng nấu được

Cách nấu một nồi canh chua cá lóc được lòng tất cả thực khách là đâu? Cách chọn loại cá lóc để nấu canh chua ra sao? Làm sao để chế biến cá ngon, không bị tanh? Cùng vào bếp và thực hiện nhé!

1. Nên chọn loại cá lóc nào để nấu canh chua?

1.1 Chọn cá lóc đồng hay cá lóc nuôi?

Cá lóc đồng là loài cá lóc sống ngoài tự nhiên, không được chăm sóc và cho ăn như cá lóc nuôi, vì vậy thịt cá sẽ dai và ngon hơn. Tuy nhiên cá lóc đồng có giá cao gấp đôi hoặc gấp 3 cá lóc nuôi. Cá lóc đồng hiện nay rất hiếm không dễ mua, chỉ có bán ở 1 số chợ chuyên về cá hoặc các chợ ở quê.

Cá lóc đồng thường có màu sắc sẫm hơn và mạnh khoẻ hơn cá lóc nuôi, cầm con cá lóc đồng chúng ta cảm nhận được thịt của nó chắc hơn. Tuy nhiên chỉ những người sành ăn và rành nghề mới phân biệt được chính xác được. Cá lóc đồng nếu con từ 500 gram trở lên có giá bán khoảng 350k/ ký, so với mức giá 50k/ ký của cá lóc nuôi.

ca-loc-dong-nau-canh-chua

Cá lóc nuôi được nuôi trong bè hoặc ao có che lưới ngăn nó nhảy ra khỏi ao. Cá lóc nuôi được cho ăn bằng thức ăn chuyên dùng. Vì vậy thời gian sinh trưởng mau, thường khoảng tháng là có thể thu hoạch với trọng lượng mỗi con từ 500 gram đến 1 ký. Cá lóc nuôi thịt mềm và không dai ngon, giá rẻ và có mặt ở mọi chợ, siêu thị, …

Vậy nếu có cá lóc đồng thì nên chọn cá lóc đồng để nấu canh chua, trường hợp không mua được cá lóc đồng thì sử dụng cá lóc nuôi để nấu nhé!

1.2 Chọn cá lóc đực hay cá lóc cái để nấu canh chua?

Nên chọn cá lóc đực để nấu canh chua vì nó dai và chắc thịt hơn. Cá lóc đực sẽ có cái đầu to, thân hình dài và cái bụng nhỏ. Lật ngửa bụng cá lên chúng ta thấy có 2 cái lỗ là lỗ sinh dục và lỗ hậu môn, 2 lỗ này cách xa nhau và tách biệt hoàn toàn. Còn cá lóc cái có cái đầu nhỏ, thân ngắn, cái bụng to hơn, lật bụng cá lên 2 cái lỗ gần nhau.

Tóm lại, loại cá lóc tốt nhất cho ra nồi canh chua cá lóc hết sẩy là cá lóc đồng và con được nhé!

2. Cách chọn nguyên liệu nấu canh chua cá lóc chuẩn vị

chuan-bi-nguyen-lieu-cho-mon-ca-loc-nau-canh-chua

Để cho ra nồi canh chua cá lóc ngon cần có nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn và đảm bảo tươi mới, an toàn. Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho nồi canh chua cá lóc gồm:

– Cá lóc sống: 3 khứa cá lóc cỡ 300 gram (cá lóc càng to càng ngon nhé!)

– Me chín: 1 vắt me chín.

– Khóm (dứa) miền tây: ¼ trái, lấy loại chín vàng ươm.

– Cà chua chín: 2 trái, loại sống sống cà tốt, đừng lấy loại quá chín.

– Đậu bắp: 5 trái, nên lấy loại hơi già xíu, non quá e không ngon.

– Bạc hà: 2 cây

– Rau muống: 1 bó, chọn loại có cọng to.

– Rau ngò: 1 cây, lấy cây còn tươi và sẫm màu.

– Ớt tươi chín: 3 trái, loại ớt có cuống còn tươi, chín đều, không bị dập.

– Tỏi tươi: 1 tép

– Rượu trắng: khoảng 5 muỗng cà phê hoặc 1 ly nhỏ.

– Muối hạt: 5 muỗng, nên lấy muối hạt không lấy muối xay.

Nước mắm TAM’S 30N: 5 muỗng cà phê, phải chọn loại 30N mới ngon.

– Nước tinh khiết: 500ml (không lấy nước có kiềm như Lavie nhé), nước có kiềm nấu sẽ mất vị ngọt của cá.

– Bột ngọt: 2-3 muỗng cà phê.

– Đường: 3 muỗng

– Dầu ăn: 3 muỗng

Để được nồi canh chua nguyên, các bạn phải chọn được nguồn nguyên liệu như trên mới đảm bảo được vị nguyên của món ăn.

3. Cách chế biến cá lóc đúng chuẩn để nấu canh chua

thit-ca-loc-sau-khi-che-bien

Cá lóc là loài cá da trơn nên có rất nhiều nhớt ngoài da, khi chế biến cá lóc bạn phải cạo sạch lớn vảy cá và xử lý để sạch lớp nhớt bên ngoài và mùi tanh của cá.

Sau đây là cách chế biến cá lóc bí truyền của mẹ mình nhé:

– Bước 1: Các lóc nguyên con sau khi đánh vảy và rửa sạch thì tiến hành cắt thành từng khúc vừa ăn. Mục đích cắt khúc là để dễ gắp, nấu mau chín và vừa với nồi, tô canh.

– Bước 2: Dùng muối hạt rải đều lên những khứa cá đã cắt, trộn đều lên và để khoảng 5 phút. Sau đó rửa sạch, rưới khoảng 3 muỗng rượu trắng lên và chờ khoảng 5 phút. Tiếp tục rửa sạch và để ra rổ cho ráo nước.

– Bước 3: Lấy phần chỉ máu ở giữa các khứa có, mỗi khứa cá sẽ có 2 chỉ máu.

Thế là xong 3 bước chế biến cá lóc rồi, giờ bạn đã được những khứa cá lóc tươi ngon, sạch sẽ và không tanh nữa. Giờ chế biến các loại ra thôi nào.

– Khóm (dứa) miền tây: băm nhuyễn theo chiều dọc và thái thành từng miếng dài.

– Cà chua chín: cắt làm đôi theo chiều ngang và cắt làm đôi lần nữa.

– Đậu bắp: cắt bỏ đầu và bỏ đuôi, cắt xéo theo chiều dọc.

– Bạc hà: lột vỏ, cắt xéo theo chiều dọc.

– Rau muống: ngắt bỏ hết lá, chỉ chừa phần cọng.

– Rau ngò: rửa sạch, cắt nhuyễn.

– Ớt tươi chín: rửa sạch, cắt nhỏ từng khoanh.

– Tỏi tươi: lột sạch vỏ, đập dập và băm nhuyễn.

4. Tiến hành nấu món canh chua cá lóc

– Giai đoạn 1:

Để nồi lên bếp, bật lửa vừa 30s cho nóng nồi, cho 3 muỗng cà phê dầu ăn vào, đợi sôi dầu thì bỏ tỏi băm nhuyễn vào. Sau đó bỏ thêm 1 muỗng nước mắm, và cả vào xào sơ khoảng 30s cho tái cá. Sau đó đổ 500ml nước tinh khiết vào và cho thêm cục me vào đậy nắp nồi lại.

– Giai đoạn 2:

Sau khi nước sôi vớt cục me ra, bỏ cà chua, khóm (dứa) vào. Dầm me lấy phần nước đổ vô nồi. Đậy nắp lại và đợi sôi nước lên. Sau khi nước sôi lần nữa thì đầu bắp, rau muống, bạc hà vào. Đậy nắp lại chờ đến sôi. Mở nắp ra nêm 2-3 muỗng đường, 2 muỗng nước mắm, 3 trái ớt cát nhỏ. Và nhất nồi xuống.

– Giai đoạn 3:

Sau khi nêm nếm vừa ăn thì nhấc nồi xuống, múc canh ra tô mà trắng, bỏ rau ngò đã cắt nhuyễn lên mặt.

Canh chua cá lóc ăn với nước mắm TAM’S 30N, dầm 1 trái ớt nữa thì không gì bằng.

to-canh-chua-ca-loc-hoan-chinh

5. Kết luận về cách nấu canh chua cá lóc

Món canh chua là một món ăn nóng và phổ biến ở các tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông và Tây Nam Bộ. Tổng thời gian nấu nồi canh chua từ 20-30 phút, bạn cần canh giờ cơm gia đình để nấu sau cho vừa giờ ăn. Chúc các bạn thành công.

6. Giá trị dinh dưỡng của cá lóc

Giá trị dinh dưỡng có trong 100 gram cá lóc như sau:

  • Năng lượng: 97 calo
  • Đạm: 18,2 g
  • Canxi: 90mg
  • Nước: 77,7g
  • Chất béo: 2,7g
  • Cholesterol: 240mg

Cá lóc không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe mà thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh. Nó là một trong những loài cá được biết đến nhiều nhất với những lợi ích dược lý truyền thống đã được xác định như tác dụng điều trị vết thương và giảm đau, khả năng tăng cường năng lượng cho người bệnh. Tuy nhiên, cá lóc vẫn chưa được khai thác một cách đầy đủ và rõ ràng, mặc dù chúng là thành phần quan trọng của nhiều bài thuốc phổ biến và cũng được các dược điển hiện hành và quá khứ trên thế giới công nhận.

>>Xem thêm: Cách làm mướp đắng nhồi thịt không bị đắng

>>Tham khảo các công thức nấu ăn khác TẠI ĐÂY