Bạn mê món đào ngâm, nhưng không biết làm sao để làm món đào ngâm? Hôm nay Bếp Tâm sẽ chia sẻ cách làm đào ngâm đường để được lâu cho các bạn nhé! Cùng theo dõi chi tiết công thức làm món này và lưu lại để dùng nào.

1. Cách làm đào ngâm đường để được lâu: Nguyên liệu

  • Đào tươi, cứng: 2 ký. Chọn loại đào giòn, không bị mềm, lựa thật kỹ chứ đào chín mềm là làm không được nhé!
  • Đường phèn: 1 ký (mua ở mấy tiệm tạp hoá sẽ rẻ hơn so với mua ở siêu thị bịch đóng gói sẵn).
  • Muối: 1 muỗng cà phê
  • Chanh: 1 trái chanh
  • Hủ ngâm đào: 2 hủ thủy tinh 1 lít hoặc 1 hũ thủy tinh 2 lít. Chần qua nước sôi và để thật ráo nước.
  • Thau nước đá.

2. Các bước làm đào ngâm đường để được lâu

– Bước 1: Sơ chế đào

Bước 1: Gọt đào và tách hạt

Bước 1: Gọt đào và tách hạt

Đầu tiên, các bạn chuẩn bị 1 cái thau, cho vào khoảng 1 lít nước sạch, sau đó cho 1 muỗng cà phê muối và nửa trái chanh vào. Đào còn nguyên trái, khỏi cần gọt vỏ và khứa dọc theo chiều trái đào làm 4 phần, sau đó tách từng miếng ra khỏi hạt. Đây là cái công đoạn cực nhất. Vì vậy khi mua đào các bạn chọn trái càng to thì làm sẽ càng nhanh hơn.

Cho những miếng đào đã tách vào thau nước. Sau khi tách đào khỏi hạt, để những miếng đào này trong thao nước và gọt vỏ đào đi. Rửa sạch và vớt đào miếng ra, phần vỏ đào bỏ ra riêng 1 cái rổ. Công đoạn này các bạn cần làm nhanh, không ngâm đào trong nước quá lâu vì nó sẽ bị đen và úng nước.

– Bước 2: Nấu nước đường phèn

Nấu nước đường và luộc vỏ đào

Nấu nước đường và luộc vỏ đào

Đổ nửa ký đường phèn vào 1 cái nồi, sau đó đổ khoảng 200ml vào(đổ ít nước thôi, nếu đổ nhiều nấu sẽ rất lâu, tốn thời gian). Nấu cho đường tan ra và sôi lên. Khi đường đã sôi, đợi đường tan hết thì vắt 1 nửa trái chanh vào. Mục đích để không bị đóng lại. Tiếp tục đun trên lửa nhỏ cho đến khi đường lên màu caramel. Lúc này cho vào nồi 1 lít nước và đổ nửa ký đường còn lại vào nấu tiếp cho tan hết đường. Khi nước đường đã sôi lần nữa thì cho hết phần vỏ đào vô nồi nấu tiếp 5 phút cho ra mùi thơm (phần vỏ đào chứa nhiều chất dinh dưỡng và mùi thơm). Sau đó vớt vỏ đào ra ngoài.

– Bước 3: Luộc đào

Luộc đào 7-10 phút trong nước đường

Luộc đào 7-10 phút trong nước đường

Sau khi vớt vỏ đào ra tiếp đến cho phần đào miếng vô và luộc tiếp từ 7-10 phút từ lúc nước sôi (tuỳ vào độ dày của miếng đào). Chuẩn bị sẵn 1 thau nước đá. Sau khi thấy những miếng đào đã trong (trạng thái đào đã được luộc chín) rồi thì tắt bếp vớt đào ra ngoài thau nước đá.

– Bước 4: Cách làm đào ngâm đường để được lâu

Vớt đào và cho ra thau nước đá

Vớt đào và cho ra thau nước đá

Vớt đào trong thau nước đá ra rổ cho rau nước, sau đó bỏ vô 1 cái bịch, đem để trong ngăn mát tủ lạnh 1 tiếng thì lấy ra. Sau 1 giờ thì nước đường cũng đã nguội, lấy bị đào trong tủ lạnh ra cho vào hủ thuỷ tinh, sau đó rưới nước đường lên cho ngập hết đào và đậy nắp lại.

Vậy làm xong rồi đó, trên đây là cách làm đào ngâm đường để được lâu mà mình chia sẻ ngày hôm nay. Khi mùa đào đến, các bạn hãy thử làm món này đến có được món đào ngâm ngon hết ý nhé! Chúc các bạn thành công.

nguyên-liệu-làm-món-đào-ngâm-đường

Đào nguyên liệu thường bán ở chợ hoặc vỉa hè khi vào mùa

Lời kết: Với cách làm đào ngâm được để được lâu này, các bạn phải làm đúng các bước thì mới được món đào ngâm đường để lâu được. Khâu chọn đào khá quan trọng, vì vậy nếu có đào to thì bạn hãy làm món này. Còn đào nhỏ, đào non mà đi làm đào ngâm đường sẽ rất cực nhé.

>>>Cách làm bánh tráng cuốn chấm sốt tắc

3. Cách làm món trà đào cam sả

3.1 Nguyên liệu

– Cam tươi: 2 trái

– Trà túi lọc: 3 gói

– Sả cây: 2 cây

Với các nguyên liệu vô cùng đơn giản như vậy là các bạn đã có thể làm món trà đào cam sả được rồi. Cùng xem các bước làm món này thôi.

3.2 Cách làm trà đào cam sả

– Sả cắt khúc và chẻ đôi, đập sơ để lấy tinh dầu. Bỏ sả vô 1 cái tô, cho NƯỚC SÔI vào để sả tiết ra tinh dầu thơm của sả. Bỏ 3 túi lọc vào ngâm chung với tô sả.

– Cam cắt đôi và vắt ra chén, chú ý vắt nhẹ để cam không bị ra tinh dầu gây đắng nước cam. Cho nước được của đào vào ly nước cam (theo tỷ lệ 1-1-1, tức 2 muỗng canh nước cam thì cho 2 muỗng canh nước đường ngâm đào và 2 muỗng canh trà vào).

– Tiếp theo cho 3 miếng đào vào, cho thêm đá và và thưởng thức. Cho 3 cây sả vô, sau đó cho 1 lát cam mỏng lên miệng ly là xong.

Với những bước đơn giản như vậy là bạn đã có được món trà đào cam sả ngon tuyệt tại nhà rồi.

4. Giá trị dinh dưỡng của trái đào

Giá trị dinh dưỡng của trái đào

Giá trị dinh dưỡng của trái đào

Trái đào chứa lượng rất lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu cho các hoạt động bình thường của cơ thể. Trái đào là nguồn cung cấp vitamin A, beta – carotene và vitamin C. Đào cũng chứa rất nhiều vitamin E, vitamin B1, B2, B3, B6, folate và axit pantothenic. Đào cũng chứa một lượng lớn các loại chất khoáng như canxi, kali, magie, sắt, mangan, photpho, kẽm và đồng. Hơn thế nữa, đào còn chứa rất ít calo, chỉ 46 calo cho 100gr, không chứa chất béo bão hòa hay cholesterol và là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng hàng ngày. Phân tích giá trị dinh dưỡng có trong 1 trái đào (147 gram) kết quả như sau:

  • Calo: 50 Kcalo
  • Chất béo: 0,5 gram
  • 15 gam carbohydrate
  • 13 gam đường
  • 2 gram chất xơ
  • 1g protein
  • 6% lượng vitamin A
  • 15% nhu cầu vitamin C hàng ngày.
  • 2% vitamin E và K, niacin, folate, sắt, choline, kali, magiê, phốt pho, mangan, kẽm và đồng hàng ngày.

5. Mùa đào chín

Mùa đào chín rơi vào tháng 4 đến tháng 7 hàng năm

Mùa đào chín rơi vào tháng 4 đến tháng 7 hàng năm

Ở Việt Nam, đào được trồng nhiều ở cao nguyên Mộc Châu. Mùa đào chín rơi vào độ tháng 4 hàng năm sau khi đào đã ra hoa vào dịp Tết. Đào ở Mộc Châu có 2 loại: Đào lai (đào Pháp và đào Mỹ) và đào bản địa (còn gọi là đào mèo). Đào Pháp là giống đào chín sớm, khi mùa xuân đến cây ra hoa và thường vào đầu tháng 3 âm lịch bắt đầu cho thu hoạch quả. Đào mèo thường thu hoạch vào tháng 7, khi chín, quả đào có màu đỏ đậm, thịt chắc, ăn có mùi thơm đậm.

>>>Xem thêm công thức nấu ăn tại đây.